Quyết định nêu rõ, thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm.
Cụ thể gồm: Đường Hồ Chí Minh; các dự án đường bộ cao tốc: Bắc - Nam phía Đông; Bến Lức - Long Thành; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng: Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; các tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các dự án đường bộ cao tốc hoặc dự án hạ tầng giao thông khác mà Ban Chỉ đạo thấy cần thiết.
Trường hợp được bổ sung công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm mới thuộc ngành Giao thông vận tải, hoặc các dự án bổ sung cần thiết khác do Ban Chỉ đạo quyết định thì Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quyết định này đối với công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm đó.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành để đẩy nhanh tiến độ các Dự án.
Bên cạnh đó, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng các dự án nêu trên theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đối với các Dự án; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện các Dự án theo quy định; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các công việc sau đây:
Tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện các Dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện các Dự án; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư công trình, dự án, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu trong việc thực hiện những nhiệm vụ đã được xác định trong chủ trương đầu tư các Dự án hoặc quyết định phê duyệt của từng dự án thành phần để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.
Ban Chỉ đạo được mời các tổ chức, các chuyên gia để tư vấn trong quá trình chỉ đạo, nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện các Dự án.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo
Về thành phần Ban Chỉ đạo, Quyết định nêu rõ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng ban Chỉ đạo. Phó Trưởng ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành (Phó Trưởng ban Thường trực), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.
Căn cứ nhu cầu, nhiệm vụ trong quá trình hoạt động, Trưởng ban quyết định việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo.
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; sử dụng bộ máy của mình để thực hiện nhiệm vụ giúp việc Ban Chỉ đạo, xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo trình Trưởng ban ký ban hành; xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, tổng hợp nội dung và dự thảo kết luận cho các kỳ họp của Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo định kỳ 6 tháng, đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc