Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia giải thích, hệ tiêu hóa bao gồm khoang miệng đến thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng,… Đây là cơ quan tiếp nhận thực phẩm, sau đó phá vỡ cấu trúc và chuyển hóa thực phẩm. Hệ tiêu hóa cũng có chức năng trích lọc và hấp thu dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho hầu hết các hoạt động sống cũng như mô, tế bào và toàn bộ hệ cơ trong cơ thể. Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm - tinh thần, đồng thời có khả năng phòng ngừa bệnh tật cho nhiều hệ cơ quan. Hệ tiêu hóa tốt là chìa khóa cho sức khỏe toàn thân. Khi một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị trục trặc, những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu theo.
Hệ tiêu hóa cung cấp dinh dưỡng nuôi cơ thể
"Khi chúng ta ăn thịt, cơm hay bất kỳ một loại thức ăn nào, hệ tiêu hóa sẽ giúp nghiền nhỏ thức ăn và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng để cơ thể dễ hấp thu", bác sĩ Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh.
Mỗi cơ quan trong hệ tiêu hóa đều giữ vai trò chuyên biệt trong quá trình vận chuyển, tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và thải trừ. Khoang miệng giúp nghiền nhỏ thức ăn và tiêu hóa một phần tinh bột. Dạ dày co bóp giúp trộn thức ăn với các men tiêu hóa do dạ dày tiết ra và tiêu hóa một phần tinh bột và protein. Ruột non với sự hỗ trợ của dịch tụy, dịch ruột và muối mật giúp tiêu hóa chất béo, đạm và tinh bột một cách triệt để, đồng thời hòa tan vitamin và khoáng chất. Tất cả các dinh dưỡng được hấp thụ qua ruột non vào máu để đi nuôi cơ thể.
Dinh dưỡng vốn là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho các hoạt động sống. Ăn uống là cách tự nhiên và hiệu quả để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Khi thiếu dinh dưỡng, chúng ta có thể gặp một số căn bệnh, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Riêng với trẻ nhỏ, thiếu hụt dinh dưỡng còn có thể khiến bé chậm phát triển. Với các bệnh nhân sau điều trị hay đang trong thời gian nằm viện phục hồi, tình trạng thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tiến độ lành bệnh cũng như khả năng phục hồi.
Hệ tiêu hóa giúp tăng cường miễn dịch
Rất nhiều vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường tiêu hóa. Đường ruột của con người được cấu tạo đặc biệt để đáp ứng đồng thời chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tạo ra miễn dịch tự nhiên.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm bổ sung, 70% miễn dịch hệ bạch huyết biểu mô tập trung ở hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa cũng là nơi sản xuất các yếu tố miễn dịch cho cơ thể. Hệ tiêu hóa có rất nhiều các tế bào miễn dịch như các đại thực bào và các kháng thể IgA... giúp nâng cao đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật.
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh đương nhiên sẽ kéo theo hệ miễn dịch khỏe mạnh, góp phần phòng bệnh cũng như giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn khi mắc bệnh.
Giải pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ phòng tránh được các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, tiêu chảy mãn, viêm đại tràng, viêm tụy, đau dạ dày...
"Muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chúng ta cần chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng. Ví dụ, chế độ ăn phải đủ các nhóm chất bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất theo khuyến cáo được thể hiện qua tháp dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Đặc biệt chất xơ, rau xanh quả chín có thể giúp ăn ngon miệng hơn, nhu động ruột hoạt động tốt hơn, từ đó hấp thu dinh dưỡng tốt hơn", bác sĩ Lâm cho biết
Một điều đáng lưu ý nữa là hệ tiêu hóa khỏe mạnh khi hệ vi sinh đường ruột ở trạng thái cân bằng. Khi hệ vi sinh mất cân bằng, các vấn đề rối loạn chức năng tiêu hóa, miễn dịch tại đường ruột cũng như các rối loạn về thể chất và tinh thần cũng bắt đầu xuất hiện như chứng trầm cảm hay một số bệnh lý tại đường ruột.
Thực tế, sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột thường xuyên bị "đe dọa" do môi trường sống, chế độ ăn uống, hay điều trị một căn bệnh nào đó phải uống kháng sinh,...
Để lợi khuẩn phát triển tốt trong đường ruột, ngoài bổ sung chất xơ – được coi là nguồn thức ăn của lợi khuẩn, có thể sử dụng những sản phẩm có chứa men tiêu hóa.
"Khi bổ sung men tiêu hóa hỗ trợ cho lợi khuẩn phát triển, nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, được nghiên cứu tốt cho tiêu hóa, vào đường ruột không bị dịch mật, môi trường dạ dày phân hủy. Đơn cử như chủng men Bulgaricus tìm thấy nhiều trong các sản phẩm sữa chua", bác sĩ Lâm lưu ý. Bác sĩ bổ sung, bên cạnh tốt cho tiêu hóa, sữa chua còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng (đạm, canxi, vitamin, …) được lên men nên cơ thể rất dễ hấp thu, khiến hệ tiêu hóa không phải làm việc quá vất vả. Điển hình như những người không hoặc kém dung nạp lactose trong sữa tươi, khi uống sữa tươi có thể bị đau bụng, vẫn có thể hấp thu hiệu quả các dinh dưỡng trong sữa chua nhờ đường lactose đã được lên men và chuyển hóa.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh, ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày là một trong những biện pháp góp phần duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh đồng nghĩa với cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn, sản xuất được nhiều yếu tố miễn dịch hơn, từ đó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để có thể phòng bệnh hiệu quả.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.