Năm 2024, Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất đạt khoảng 84.000 - 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15%. Lợi nhuận thuần trước phân bổ cho cổ đông dự kiến khoảng 2.290 đến 4.020 tỷ đồng.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 ngày 25/4 của Masan (HOSE: MSN) và hai công ty thành viên Masan Consumer (HNX-UPCoM: MCH), Masan MEATLife (HNX-UPCoM: MML), CEO Masan Danny Le cho biết cam kết của Masan về vận hành công ty một cách hiệu quả và không ngừng tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận kể từ khi đặt cược vào mạng lưới bán lẻ hiện đại vào năm 2019.
"Chúng tôi có kế hoạch rõ ràng để khai mở giá trị cổ đông cho Masan Consumer trong ngắn hạn và WinCommerce [WCM] trong trung hạn. Ở vị thế Tập đoàn, chúng tôi không chỉ tập trung vào tăng trưởng mà còn đặt trọng tâm vào gia tăng lợi nhuận trong 18 - 24 tháng tới", ông Le nói.
Năm 2024, Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất đạt khoảng 84.000 - 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận thuần trước phân bổ cho cổ đông dự kiến khoảng 2.290 đến 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023.
Trong đó, nền tảng bán lẻ The CrownX (TCX) dự kiến đạt doanh thu thuần khoảng 63.000 đến 68.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng từ 9% đến 18% so với năm 2023. WCM dự kiến đạt doanh thu thuần từ 32.500 đến 34.000 tỷ đồng, tăng lần lượt so với cùng kỳ từ 8% đến 13%. Doanh thu thuần MCH dự kiến đạt từ 32.500 tỷ đồng đến 36.000 tỷ đồng.
Chuỗi trà và cà phê Phúc Long Heritage (PLH) dự kiến đạt 1.790 đến 2.170 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 17% đến 41% so với cùng kỳ.
MML dự kiến đạt doanh thu thuần trong khoảng 7.100 và 7.800 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 2% đến 12% so với cùng kỳ. MHT (Masan High-Tech Materials, là mảng khoáng sản của tập đoàn) dự kiến đạt doanh thu thuần từ 15.000 đến 15.800 tỷ đồng, tương ứng tăng lần lượt 6% đến 12% so với cùng kỳ.
Trong mảng hàng tiêu dùng, ông Trương Công Thắng, tổng giám đốc Masan Consumer, cho biết MCH đang sở hữu 5 nhãn hiệu mạnh gồm Chin-Su, Nam Ngư (nước tương, nước mắm), Omachi, Kokomi (mì) và Wake-up 247 (nước tăng lực). Từng nhãn hiệu có doanh thu từ 150 - 250 triệu USD mỗi năm.
MCH đặt mục tiêu đạt 10 - 20% doanh thu từ thị trường quốc tế, vào top đầu các doanh nghiệp Đông Nam Á.
Như vậy, chỉ riêng mì gói, Masan kỳ vọng mặt hàng này có thể đóng góp tới 500 triệu USD mỗi năm. Bà Nguyễn Trương Kim Phượng, Giám đốc marketing cấp cao ngành hàng thực phẩm tiện lợi, nói khi nghĩ về mì gói trước kia, nhiều người hình dung đây là đồ ăn để no chứ không ngon lành gì.
Tuy nhiên, Masan lại không nghĩ theo cách này: mì gói có thể mang lại doanh số lớn. Ngay tại đại hội, Masan cũng giới thiệu món mới là cơm tự chín và cho cổ đông nấu ăn liền sau đó.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.