Thứ sáu, 22/11/2024

Masan đặt mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi cho năm Giáp Thìn

07/02/2024 9:30 AM (GMT+7)

Tập đoàn đa ngành Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang dự kiến ​​doanh thu thuần hợp nhất năm 2024 trong khoảng từ 84.000 đến 90.000 tỷ đồng, tăng 7% đến 15% so với năm 2023.

Kế hoạch năm 2024 của Masan Group (mã MSN, sàn HoSE) cho biết doanh thu thuần hợp nhất dự kiến này tương ứng với các kịch bản khác nhau về điều kiện vĩ mô, lợi nhuận ròng dự kiến sẽ nằm trong khoảng 2.290 đến 4.020 tỷ đồng. 

Trong kịch bản tích cực, Masan đạt tăng trưởng gấp đôi so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023. Bên cạnh đó, công ty sẽ tiếp tục giảm đòn bẩy để cải thiện bảng cân đối kế toán, giảm lợi ích ở các mảng kinh doanh không cốt lõi trong khi vẫn duy trì chiến lược phân bổ vốn chặt chẽ.

Masan đặt mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi cho năm Giáp Thìn  - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group. Ảnh: Masan

Báo cáo tài chính hợp nhất chưa kiểm toán quý IV/2023 và cả năm 2023 của Masan cho thấy mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của tập đoàn trong năm 2023 ghi nhận lợi nhuận hoạt động tăng 40% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận kỷ lục của Masan Consumer Holdings và khả năng sinh lời bền vững của WinCommerce bất chấp tiêu dùng suy yếu.

Năm 2023, tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam này ghi nhận doanh thu thuần tăng gần 3% so với năm 2022, đạt 78.252 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số đạt 1.950 tỷ đồng, giảm hơn 49%.

Trong quý IV/2023, doanh thu của Masan đạt 20.782 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số đạt 942 tỷ đồng, giảm gần 36%. Thời điểm cuối năm 2023, dòng tiền tự do của Masan được cải thiện lên 7.454 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 887 tỷ đồng trong năm 2022.

Đầu kéo tăng tưởng: Tiêu dùng

Năm 2023, mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của Masan tiếp tục ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (EBIT) tăng trưởng 40,1% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận kỷ lục của Masan Consumer Holdings và khả năng sinh lời vững bền của WinCommerce (đơn vị sở hữu hệ thống bán lẻ WIN/WinMart/WinMart+) bất chấp tiêu dùng suy yếu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế vi mô và vĩ mô.

Bên cạnh đó, The CrownX (nền tảng bán lẻ tích hợp của Masan) ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 2,6% so với cùng kỳ, mang lại doanh thu 57.684 tỷ đồng trong năm 2023 bất chấp sự suy yếu của tiêu dùng. Doanh thu ghi nhận 15.980 tỷ đồng trong quý IV/2023, tăng 3,1% so với cùng kỳ.

Masan đặt mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi cho năm Giáp Thìn  - Ảnh 2.

Hệ thống siêu thị WinMart của Masan. Ảnh: Masan

Trong đó, Masan Consumer Holdings đóng góp hơn một nửa doanh thu của The CrownX với 30.054 tỷ đồng trong năm 2023 và 7.653 tỷ đồng trong quý IV/2023, tăng lần lượt 2,3% và 3% so với cùng kỳ nhờ tác động tích cực của việc mở cửa hàng mới, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các cửa hàng được chuyển đổi và thành công trong việc nâng cấp mô hình cửa hàng.

Theo báo cáo nói trên, WinCommerce mở thêm 312 cửa hàng WinMart+ trong năm ngoái, gồm 67 cái trong quý cuối. Cả năm, WinCommerce nâng cấp tổng cộng 1.615 cửa hàng, chiếm 46% mạng lưới cửa hàng tiện lợi. Tổng số đang vận hành là 3.633 cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc.

Masan Consumer Holdings ghi nhận 29.066 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,4% so với năm 2022 và 7.431 tỷ đồng EBITDA. Trong quý IV/2023, doanh nghiệp này tiếp tục đạt lợi nhuận sau thuế kỷ lục với mức tăng trưởng 30,5% so với cùng kỳ, trong khi vẫn duy trì mức hàng tồn kho lành mạnh.

Trong năm 2023, chiến lược “Go Global” với điểm nhấn là thương hiệu Chin-su mang lại doanh thu xuất khẩu 1.005 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ năm 2020 đến năm 2023, tổng doanh xuất khẩu thương hiệu này đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) mạnh mẽ ở mức 31%.

Trong năm 2023, Masan MEATLife (MML) đóng góp 6.984 tỷ đồng cho Masan, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, với doanh thu tăng ở tất cả các phân khúc trừ gà trang trại.

Với việc tích hợp vào chương trình hội viên WIN, các sản phẩm MEATDeli tại các cửa hàng của WinCommerce đạt doanh số bán hàng hàng ngày trên mỗi điểm bán tăng mạnh 33%. EBITDA của MML chuyển biến tích cực lên 266 tỷ đồng nhờ việc tăng thêm 157 tỷ đồng từ thịt chế biến và cải thiện đáng kể biên lợi nhuận của thịt lợn tươi có thương hiệu.

Phúc Long đạt doanh thu 1.535 tỷ đồng trong năm 2023. Chuỗi đồ uống nâng cao khả năng sinh lời bằng cách tối ưu hóa số lượng ki-ốt, đạt 255 tỷ đồng EBITDA, tăng 30,6% so với cùng kỳ.

Kế hoạch lợi nhuận năm 2024: Gấp đôi

Năm 2024 (Giáp Thìn, năm con Rồng), Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất trong khoảng từ 84.000 – 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ. Đây là kết quả kinh doanh dự kiến tương ứng với các kịch bản khác nhau về điều kiện vĩ mô.

Lợi nhuận sau thuế cốt lõi trước phân bổ cho cổ đông thiểu số (Core NPAT Pre – MI) dự kiến trong khoảng 2.290 – 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với 1.950 tỷ đồng trong năm 2023.

Bên cạnh đó, Masan sẽ tiếp tục giảm đòn bẩy để cải thiện bảng cân đối kế toán, giảm lợi ích ở các mảng kinh doanh không cốt lõi trong khi vẫn duy trì chiến lược phân bổ vốn chặt chẽ.

Trong mức doanh thu khoảng từ 84.000 – 90.000 tỷ đồng đặt ra cho năm 2024, The CrownX dự kiến sẽ đóng góp khoảng 63.000 – 68.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng từ 9 – 18% so với năm 2023. Trong đó, doanh thu thuần của MCH dự kiến đạt từ 32.500 – 36.000 tỷ đồng và WCM dự kiến đạt từ 32.500 – 34.000 tỷ đồng.

Masan đặt mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi cho năm Giáp Thìn  - Ảnh 3.

Chuỗi trà và cà phê Phúc Long là nơi gặp gỡ quen thuộc của giới trẻ.

Chuỗi trà và cà phê Phúc Long trong hệ sinh thái của tập đoàn dự kiến đạt 1.790 – 2.170 tỷ đồng doanh thu, tương ứng mức tăng trưởng 17 – 41% so với cùng kỳ.

MML dự kiến đạt doanh thu thuần trong khoảng 7.100 – 7.800 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 2 – 12% so với cùng kỳ nhờ tập trung đầu tư vào mảng kinh doanh thịt chế biến và giảm quy mô trang trại chăn nuôi gà.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.