Ghi nhận của phóng viên tại một số chợ thuộc hạng sầm uất nhất TP.HCM từ trước đến nay như chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Tân Định, chợ Bến Thành (quận 1)… chỉ ngành hàng thực phẩm tươi sống, thức ăn phục vụ tại chỗ là có khách. Còn lại, tiểu thương các ngành hàng thời trang, bánh kẹo đều đang thấp thỏm, trông đứng trông ngồi đợi người mua.
Tại chợ Bà Chiểu, ngành hàng thời trang như quần áo, giày dép, túi xách nằm ở khu vực trên lầu. Vừa qua khỏi các bậc thang, sẽ thấy rõ cảnh ảm đạm khi chỉ có tiểu thương ngồi trước các sạp mà không có người mua.
Vị trí vàng ở cạnh cầu thang còn vắng khách thì len lỏi vào sâu bên trong, cảnh hẩm hiu càng rõ ràng hơn.
Không chỉ hàng thời trang, một số sạp đồ khô, bánh mứt ở tầng trệt cũng không một bóng khách, thỉnh thoảng mới có người đi chợ ghé ngang. Tiểu thương cho biết chỉ bán được lai rai, nhiều hôm liên tiếp không có khách mở hàng.
Chị Hồng Vân - tiểu thương ngành hàng bánh kẹo mở sạp trở lại hơn 1 tháng này. Chị cho biết bán ở chợ mấy chục năm qua nhưng không năm nào ế ẩm như năm nay vì tình hình dịch bệnh. Chợ vắng khách, chị chủ yếu bán cho mối quen qua điện thoại nhưng cũng không được bao nhiêu.
Chợ Bến Thành, ngôi chợ luôn nhộn nhịp nhưng đó chỉ là cảnh của vài ba năm trước. Khi Covid-19 bùng phát, chợ bắt đầu vắng khách. Sau đợt dịch thứ tư và phải đóng cửa vài ba tháng, hiện chợ vắng chưa từng thấy.
Dù đã hoạt động trở lại được gần 2 tháng nhưng khách đi chợ vẫn ít, nhiều tiểu thương chưa sẵn sàng ra chợ. Theo tiểu thương, đây là những tháng ngày lịch sử trong suốt mấy chục năm họ buôn bán.
Một tiểu thương ngành hàng bánh kẹo cho biết năm nay chưa dám dự trữ hàng Tết vì không biết sức mua sẽ như thế nào. Lo lắng sức mua cuối năm nhưng theo nhiều tiểu thương, họ rất lo ngại tình hình dịch Covid-19 sắp tới, lỡ bùng phát một lần nữa là coi như mất Tết.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.