Ngày 13/9, Sở Công thương tỉnh Bình Dương cho biết, đã gửi công văn đến các đơn vị, địa phương về việc hoạt động kinh doanh mặt hàng thiết yếu trở lại.
Cụ thể, Sở Công Thương yêu cầu các đơn vị phân phối hàng hóa thực hiện việc yêu cầu nhân viên, người lao động, tiểu thương và khách hàng đến mua sắm tại các chợ truyền thống phải được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 hoặc ít nhất tiêm mũi 1 sau 14 ngày. Riêng đối với các trường hợp F0 khỏi bệnh phải có xác nhận của cơ quan y tế.
Các chợ truyền thống chỉ cho phép các tiểu thương kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau củ quả, thịt đã được làm sạch. Bố trí sắp xếp quầy sạp hợp lý, có biện pháp kiểm soát mật độ người mua bán tại chợ. Bắt buộc người mua bán, làm việc trong các chợ phải thực hiện nghiêm quy định 5K.
Đội test nhanh Covid-19 sẽ được thành lập, định kỳ 3 ngày test 1 lần cho các tiểu thương, nhân viên làm việc tại chợ và khách hàng đến mua sắm dưới sự giám sát của ngành chức năng.
Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cũng quy định, tại các địa bàn "vùng đỏ" như TX.Tân Uyên, TP.Dĩ An, TP.Thuận An cho phép hoạt động lại 1 chợ truyền thống, ưu tiên các chợ rộng rãi, thông thoáng. Các địa phương "vùng xanh" tùy tình hình thực tế cho các chợ hoạt động trở lại nhưng phải bảo đảm các tiêu chí chợ "vùng xanh".
Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, theo kế hoạch dự kiến sau ngày 20/9 sẽ cho phép người dân và các phương tiện lưu thông trên toàn tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương, tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 157.018 ca mắc Covid-19; đã có 108.577 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh cho xuất viện về nhà, 1.388 ca tử vong.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.