Chủ nhật, 05/05/2024

Tôm "say rượu": Đặc sản khiến thực khách yếu tim không dám động đũa

27/03/2022 6:00 PM (GMT+7)

Trong khi nhiều thực khách hết lời ca ngợi, không ít người lại thừa nhận họ cảm thấy “sốc”, “kinh hãi” hay chẳng dám "động đũa" với món ăn độc nhất vô nhị này.

Tôm "say rượu": Đặc sản khiến thực khách yếu tim không dám động đũa - Ảnh 1.

 

Ở Trung Quốc, tôm "say rượu" được xem là món nhậu khoái khẩu của cánh mày râu. Món ăn này có thể được tìm thấy trong rất nhiều nhà hàng cũng như trong bữa ăn hằng ngày. Sở dĩ nó có tên gọi độc đáo như vậy là bởi cách chế biến "có một không hai" với nguyên liệu là loại hải sản quen thuộc.

Được biết, tôm "say rượu" có nguyên liệu chính là tôm nước ngọt. Tùy từng nơi mà người ta chọn loại tôm khác nhau nhưng phổ biến và được ưa thích nhất vẫn là tôm he. Tôm he có quanh năm nhưng tháng 9 là thời điểm tôm đạt hương vị thơm ngon nhất với lớp vỏ cứng vừa phải, thịt chắc và ngọt thanh.

Tôm "say rượu": Đặc sản khiến thực khách yếu tim không dám động đũa - Ảnh 2.

Tôm được cắt bỏ bớt râu, càng và bỏ vào nồi ướp đá lạnh.

Để chế biến đặc sản này, người ta đem rửa sạch tôm, ngâm và thay nước liên tục trong 2 - 3 ngày để cho hết bùn đất, chất bẩn. Sau đó tôm sẽ được cắt bỏ bớt râu, càng và bỏ vào nồi ướp đá lạnh. Cuối cùng người đầu bếp sẽ tưới trực tiếp rượu mạnh lên tôm. Chính vì quá trình nấu đặc biệt này mà món ăn có cái tên là tôm “say rượu".

Tôm "say rượu": Đặc sản khiến thực khách yếu tim không dám động đũa - Ảnh 3.

Người Trung Quốc thường sử dụng loại rượu Thiệu Hưng nổi tiếng có nồng độ cồn khoảng 50 độ giúp món ăn thơm ngon, đậm vị. Ngoài rượu, đầu bếp còn cho thêm một số gia vị khác như gừng, tỏi tươi, hành lá thái nhỏ để khử mùi tanh của tôm. Sau đó nêm nếm với muối, xì dầu, dấm, đường theo khẩu vị và yêu cầu của thực khách.

Khi tôm bắt đầu "say rượu", chúng sẽ giãy giụa. Điều này cũng giúp rượu và các gia vị ngấm đều vào tôm hơn. Ở bước này, người ta chú ý dùng nắp đậy lại để tránh tình trạng tôm bật nhảy ra ngoài.

Tôm "say rượu": Đặc sản khiến thực khách yếu tim không dám động đũa - Ảnh 4.

Chờ khoảng 15 phút cho tôm "say hẳn", mềm ra và không còn nhảy nữa, người đầu bếp sẽ mồi lửa đốt rượu trong khoảng 15 - 30 giây sao cho vỏ tôm chuyển sang màu hơi hồng gạch là có thể dùng được. Việc làm chín tôm bằng nhiệt độ vừa phải trong thời gian hợp lý giúp tôm không mất đi độ ngọt tự nhiên và có hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Đặc sản tôm "say rượu" có thể ăn trực tiếp hoặc dùng kèm nước chấm chua ngọt sánh quyện đặc trưng. Những thực khách từng thưởng thức đặc sản này cho biết, nên ăn ngay để cảm nhận được trọn vẹn vị ngọt thanh của tôm và hương thơm say nồng rượu Thiệu Hưng nổi tiếng.

Tôm "say rượu": Đặc sản khiến thực khách yếu tim không dám động đũa - Ảnh 5.

Nhiều người "sành ăn" còn cho biết, món tôm “say rượu" ngon và đặc biệt nhất khi được thưởng thức lúc tôm còn tươi sống. Nghĩa là thực khách sẽ ăn khi tôm mới được tưới rượu lên, vẫn còn sống và bật nhảy trong nồi mà bỏ qua bước làm chín sơ bằng lửa. Những con tôm ngọ nguậy trong khoang miệng không chỉ tươi ngon mà còn mang lại cho người ăn cảm giác thích thú đặc biệt.

Tuy nhiên, nhiều người thưởng thức lần đầu chưa quen hoặc yếu tim có thể "sốc", kinh hãi hay chẳng dám "động đũa" với món ăn có một không hai này.

Bên cạnh đó, dù là món ăn trứ danh của người Trung Quốc, tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thực khách cần cẩn trọng khi thưởng thức tôm nướng xổi bằng rượu kiểu này. Việc ăn tôm sống hoặc chưa được chế biến kỹ rất dễ gây nguy cơ dị ứng hoặc ngộ độc. Vậy nên tốt nhất thực khách nên ăn tôm được làm chín hoàn toàn để đảm bảo sức khỏe.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Sự phát triển của các mạng xã hội với những video ngắn hấp dẫn đang khiến văn hóa đọc tại Việt Nam gặp nhiều thách thức.

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.