Chiều 12-11, UBND TP HCM tổ chức hội nghị sơ kết công tác bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa cho người dân trên địa bàn TP trong đợt dịch lần thứ 4.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng cho biết TP đã trải qua 4 tháng gồng mình chống dịch, với nhiệm vụ bảo đảm cung ứng hàng hóa cho hơn 10 triệu dân - là một trong năm trụ cột quan trọng trong quá trình chống dịch.
Trong thời gian đó, khó khăn chồng chất khó khăn, khiến cho chuỗi cung ứng hàng hóa của TP đứng trước những rủi ro đứt gãy và áp lực vô cùng lớn. Nhưng toàn thể chúng ta đã vượt qua, từng bước khắc phục khó khăn trong vận chuyển, sản xuất, trong điều kiện khan hiếm nguyên liệu đầu vào và đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn nhân lực, khó khăn nhất là giai đoạn thực hiện giãn cách nghiêm ngặt.
Chợ đầu mối Bình Điền đã mở lại 1 phần hoạt động để tăng nguồn cung thuỷ hải sản, thịt heo tươi sống cho người dân TP
"Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, mặc dù đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh nhưng TP phải thận trọng, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế trong điều kiện an toàn; các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đòi hỏi phải được điều chỉnh phù hợp để vận hành, thích ứng linh hoạt với bối cảnh dịch bệnh" - Phó Chủ tịch UBND TP đánh giá.
Trên tinh thần đó, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị các sở - ban - ngành TP, UBND các quận - huyện, TP Thủ Đức và các DN, hệ thống phân phối tiếp tục tính toán xây dựng các kịch bản ứng phó với từng cấp độ dịch bệnh để đưa vào điều tiết phù hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác quản lý nhà nước, tham mưu chính sách của các đơn vị; đồng thời khẩn trương xây dựng các kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế giai đoạn 2022 - 2025.
Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn các quận - huyện và TP Thủ Đức trong tổ chức hoạt động các chợ truyền thống, chợ đầu mỗi thích ứng với bối cảnh dịch bệnh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án "Phát triển hệ thống chợ đầu mối tại TP thích ứng với bối canh dịch bệnh Covid-19 và chuyển đổi số nền kinh tế" để từng bước thay đổi mô hình quản lý, đưa vào vận hành mô hình chợ đầu mối trên nền tảng chuyển đổi số, hạn chế phương thức tiếp xúc trực tiếp. Phối hợp các sở, ban ngành TP, UBND các quận - huyện và TP Thủ Đức đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nội địa.
UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức chủ động nắm chắc và dự báo, kiểm soát tốt tình hình; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó để triển khai các giải pháp cung ứng hàng hóa cho người dân phù hợp với diễn biến của dịch bệnh. Nhanh chóng tổ chức hoạt động trở lại đối với các chợ truyền thống và chợ đầu mối còn lại trên địa bàn nhằm gia tăng nguồn cung ứng hàng hoá, lương thực thực phẩm cho người dân.
Cùng với đó, đề nghị các DN, hệ thống phân phối hàng hóa của TP tiếp tục phát huy vai trò mắc xích quan trọng chuỗi cung ứng hàng hóa, chủ động nghiên cứu, tiếp cận các mô hình, xu hướng phát triển mới như chuyển đổi số để từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp, nâng cao khả năng khích ứng, chống chọi với mọi điều kiện, diễn biến của dịch bệnh.
Báo cáo của UBND TP cho thấy đến nay, hầu hết các hoạt động của hệ thống phân phối đã tổ chức hoạt động trở lại trong điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Tính đến ngày 10-11, có 167/234 chợ truyền thống, 2/3 chợ đầu mối (chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền), riêng chợ đầu mối Thủ Đức tiếp tục duy trì hoạt động của điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tạm thời (dự kiến đến cuối tháng 11-2021); 237 siêu thị (106 siêu thị tổng hợp và 131 siêu thị chuyên ngành); 46 trung tâm thương mại và hơn 3.000 cửa hàng tiện lợi. Lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường thành phố trung bình gần 7.400 tấn hàng hóa/ngày.
Hoạt động kinh doanh, dịch vụ bán lẻ trên địa bàn thành phố đảm bảo lưu thông, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa gây sốt giá. Tình hình mãi lực tại các hệ thống phân phối trong thời gian từ đầu tháng 10 đến nay tăng trung bình 20% - 25% so với thời điểm trong đợt dịch lần thứ 4. Tuy nhiên, sức mua đến nay đã có xu hướng giảm và dần đi vào ổn định, không còn hiện tượng thu gom, tích trữ hàng hóa.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Chính phủ đã đặt ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Ban chỉ đạo cải cách hành chính, Ban chỉ đạo chuyển đổi số và Ban chỉ đạo đề án 06 tại TP.HCM hợp nhất thành Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và đề án 06 TP.HCM do ông Phan Văn Mãi Chủ tịch UBND TP.HCM làm Trưởng ban.