Sở GTVT TP.HCM đang lấy ý kiến về danh mục dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng các tuyến đường bộ hiện hữu áp dụng hợp đồng BOT theo cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết 98/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 1/8.
Theo Sở GTVT TP.HCM, sau khi rà soát 107 tuyến đường, đơn vị này đã đề xuất 5 dự án đường bộ BOT mang tính liên kết vùng để đầu tư.
Cụ thể, 5 dự án được đề xuất gồm: Thứ nhất, dự án mở rộng Quốc lộ 13 (từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu) dài 4,6 km sẽ được mở rộng lên 53 – 60 m với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 8.600 tỷ đồng.
Sở GTVT TP.HCM đề xuất bố trí ngân sách Nhà nước 50% (4.996 tỷ đồng) và doanh nghiệp đầu tư dự án 50%.
Thứ hai, dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn từ An Lạc đến giáp ranh tỉnh Long An dài 9,6 km, tổng mức đầu tư gần 12.900 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 7.700 tỷ đồng.
Dự án này được đề xuất ngân sách nhà nước tham gia với tỷ lệ 50% là 6.438 tỷ đồng và doanh nghiệp đầu tư dự án 50%.
Dự án thứ ba là mở rộng Quốc lộ 22 từ ngã tư An Sương đến Vành đai 3 dài 9,1 km sẽ mở rộng lên gần 40 m với kinh phí 3.609 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách TP.HCM tham gia đầu tư với tỷ lệ 67% ( tương đương 2.409 tỷ đồng) để giải phóng mặt bằng, còn doanh nghiệp tham gia 33% khoảng 1.200 tỷ đồng để xây lắp.
Dự án thứ tư là trục đường Bắc – Nam (từ Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm) dài 7,5 km, được đề xuất mở rộng từ 4 làn xe lên 10 làn xe với tổng mức đầu tư gần 4.500 tỷ đồng.
Tại dự án này, dự kiến ngân sách TP.HCM tham gia thực hiện với tỷ lệ 70% (hơn 3.131 tỷ đồng) và doanh nghiệp tham gia 30%(hơn 1.342 tỷ đồng).
Cuối cùng là Dự án cầu đường Bình Tiên (đi qua Quận 6, 8 và huyện Bình Chánh) tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng. Dự án này được đề xuất ngân sách nhà nước tham gia với tỷ lệ 54% (hơn 3.300 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng) và doanh nghiệp tham gia 46% (gần 2.900 tỷ đồng xây lắp).
Tính chung tổng mức đầu tư của 5 dự án BOT là hơn 37.000 tỷ đồng, Sở GTVT TP.HCM đề xuất ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2030.
Theo Sở GTVT TP.HCM, việc lựa chọn các dự án dựa vào 5 tiêu chí gồm: Dự án có tính kết nối vùng; địa điểm thường xuyên kẹt xe gây bức xúc nhất; tính khả thi; ưu tiên các dự án mà vốn góp của Nhà nước tham gia ít nhất hoặc vốn của nhà đầu tư tham gia nhiều nhất; tác động đến kinh tế xã hội của Thành phố.
"Dựa trên 5 tiêu chí, Sở GTVT sẽ lên danh mục dự án đợt 1 để trình gửi UBND Thành phố xem xét để trình HĐND ban hành trong tháng 9/2023. Sau đó, dựa trên các tiêu chí nghiên cứu thì ngành giao thông sẽ tiếp tục bổ sung các dự án khác trong các đợt tiếp theo", phía Sở GTVT TP.HCM, thông tin.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Tại TP.HCM, dọc tuyến Metro số 2 sẽ có ba khu "đất vàng" được quy hoạch theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD).