Cục Thuế TP.HCM vừa ban hành Thông báo số 1465 về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 đối với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP.HCM đang được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước hàng năm. Đồng thời áp dụng giảm tiền thuê đất cho cả đối tượng không được miễn giảm tiền thuê đất lẫn đối tượng đang được giảm theo quy định pháp luật do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Mức giảm là 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước tính theo số tiền phải nộp của năm 2022. Riêng số tiền thuê còn nợ của các năm trước năm 2022 sẽ không được giảm.
Người thuê đất, thuê mặt nước cần nộp bộ hồ sơ đề nghị giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước gởi đến chi cục thuế nơi có đất hoặc Ban Quản lý Khu Kinh tế, Khu Công nghệ cao…
Người nộp thuế có thể nộp bằng phương thức điện tử, trực tiếp hoặc qua bưu điện, bao gồm giấy đề nghị giảm theo mẫu tại phụ lục của Quyết định 01/2023/QĐ-TTg và quyết định cho thuê. Thời gian nộp đến hết ngày 31-3-2023.
Về phía các doanh nghiệp, ông Phạm Hải Long, Tổng giám đốc Công ty Agrex Sài Gòn, đánh giá cao sự hỗ trợ của TP.HCM với doanh nghiệp trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn sản xuất, xuất khẩu hiện nay. Số tiền thuê đất, thuê mặt nước hàng năm cũng khá lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, nếu giảm sẽ bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp.
Mới đây, Bộ Tài chính cũng có đề xuất doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp sẽ được giảm 30% trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2023. Ông Long ủng hộ đề xuất tiếp tục hỗ trợ vì năm 2023 cũng là năm rất khó khăn đối với sản xuất kinh doanh.
"Thị trường đầu ra khó, giảm đơn hàng, trong khi chi phí đầu vào tăng, lãi suất tăng, doanh nghiệp rất cần được hỗ trợ về chính sách để vượt qua, ổn định sản xuất. Doanh nghiệp kiến nghị tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ như miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước hay gia hạn thời hạn nộp các loại thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân..."- ông Long kiến nghị.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc