Nằm ở cửa ngõ phía Đông, xa lộ Hà Nội dài 31 km, là tuyến đường nối liền TP.HCM với TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Tuyến đường này được xây dựng từ năm 1957 đến năm 1961, điểm đầu từ cầu Sài Gòn, điểm cuối là nút giao cắt QL1 tại ngã ba Chợ Sặt (P.Tân Biên, TP.Biên Hòa).
Năm 1984, xa lộ được đổi tên như hiện nay nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội. Một tên khác của con đường này là Quốc lộ 52, thường được dùng để chỉ đoạn từ chân cầu Sài Gòn đến cầu vượt Trạm 2.
Xa lộ Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc kết nối tam giác kinh tế TP.HCM – Biên Hòa – Bình Dương. Công trình giao thông giúp kết nối hạ tầng, tăng cường khả năng giao thương, từ đó phát triển kinh tế - xã hội.
Mới đây, UBND TP.HCM đã có công văn khẩn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin ý kiến về việc đổi tên xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức (TP.Thủ Đức) thành đường Võ Nguyên Giáp.
UBND TP.HCM cho biết, ngày 8/3 vừa qua, Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố đã họp cho ý kiến về việc đổi tên xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức thành đường Võ Nguyên Giáp.
12/12 thành viên dự họp đã đồng ý với việc đổi tên. Đoạn đường dự kiến đổi tên dài 7,79km, chia thành 2 đoạn theo lộ giới. Đoạn 1 từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Bình Thái dài 5,9km, rộng hơn 153m; đoạn từ ngã tư Bình Thái đến ngã tư Thủ Đức dài 1,89km, rộng hơn 113m.
Hội Di sản văn hóa TP.HCM và Hội Khoa học lịch sử TP.HCM cũng nhất trí tán thành với đề xuất này. Tên đường Võ Nguyên Giáp được HĐND TP.HCM bổ sung vào quỹ tên đường tại thành phố từ cuối năm 2013.
Theo Sở VH-TT, việc đổi tên đoạn xa lộ Hà Nội nói trên thành đường Võ Nguyên Giáp nhằm ghi nhận công lao to lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng thời, thể hiện lòng tri ân của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM đối với vị tướng có công lớn với dân tộc.
Sau khi đổi tên, tại đây sẽ hình thành trục đường xuyên suốt: Hà Nội - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ tạo gắn kết giữa sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử là chiến dịch Điên Biên Phủ và đại tướng Võ Nguyên Giáp.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc