Cung cấp thực phẩm cho người dân trong khu phong tỏa. Ảnh: B.D.
Tại cuộc họp chiều 28/8, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, nhân lực tại các siêu thị hiện đang bị thu hẹp rất nhiều do không được cấp giấy đi đường. Điều này đã khiến cho việc thực hiện các đơn hàng theo nhu cầu đi chợ của người dân rất khó khăn, nhiều nơi không đáp ứng kịp dẫn đến tình trạng người dân "bom hàng", đặt hàng rồi không nhận tại một số địa phương.
"Sở Công Thương đang xem xét tính toán lại phương án khác, sẽ cung cấp theo combo những mặt hàng thật sự thiết yếu", ông Phương nói.
Trao đổi về đề xuất cho 25.000 shipper hoạt động trở lại, ông Nguyễn Nguyên Phương thông tin, Sở có đề xuất này nhưng đến nay chưa có trả lời của UBND TP.HCM.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, cơ sở để các cơ quan có đề xuất này là vì đội ngũ shipper có lợi thế rất lớn trong ứng dụng công nghệ để vận chuyển, cung ứng hàng hóa.Shipper cũng có năng lực trong điều phối, tiếp nhận thông tin và giao nhận hàng hóa. Đội ngũ này thời gian qua đã tiêm vaccine, họ cũng có app theo dõi lộ trình nên việc quản lý, giám sát đội ngũ này sẽ đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều.
Đề xuất cho 25.000 shipper hoạt động trở lại. Ảnh: B.D.
"Họ có nghiệp vụ, được hướng dẫn kỹ năng giao nhận hàng hóa, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. Và đặc biệt, họ rất thông thuộc đường sá, ngõ ngách. Vì thế, nếu khai thác, sử dụng đội ngũ này trong việc vận chuyển hàng hóa thì sẽ giảm tải rất nhiều cho các cơ quan, đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ này", ông Nguyễn Nguyên Phương đánh giá.
Ông cũng khẳng định đó là cơ sở để Sở Công Thương tham mưu cho UBND TP.HCM. Khi có chủ trương chính thức, Sở sẽ thông tin tiếp.
Chiều 30/6, giá vàng trong nước tiếp tục tăng nhẹ, trong khi đó, giá vàng thế giới giảm về mức 1.810USD/ounce. Hiện giá bán vàng SJC cao hơn 17,87 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới ở cùng thời điểm.
Xuất khẩu gặp khó, giá nguyên liệu tăng cao, nhiều hợp tác xã nông nghiệp đang tìm cách đưa nông sản vào tiêu thụ tại các thành phố lớn trong nước. Họ giữ chất lượng, giữ giá để chinh phục người tiêu dùng Việt.
Từ ngày 1-7 giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng thêm 300-400 đồng/kg. Đây là lần thứ 6 trong năm 2022 và là lần thứ 17 kể từ năm 2020 giá thức ăn chăn nuôi được điều chỉnh tăng.
Giới chức phương Tây đang loay hoay tìm cách bổ sung lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Nga. Tuy nhiên động thái này có thể gia tăng áp lực giá cả thị trường.
Trung Đông tăng công suất lọc dầu sẽ đủ để bù đắp lượng dầu Nga thiếu hụt khi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu bắt đầu có hiệu lực.
Giá xăng tăng, chi phí vận chuyển tăng, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang gây áp lực lên các chuỗi F&B. Đã có một số hệ thống trà, cà phê, nhà hàng lớn tăng giá.
Mỹ, Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ hạt điều lớn của Việt Nam, dù vậy, Hiệp hội Điều Việt Nam vẫn xin giảm chỉ tiêu xuất khẩu điều.