Thứ hai, 14/10/2024

Trái cây Việt ngày càng vươn xa

24/11/2022 7:00 PM (GMT+7)

Xuất khẩu trái cây chính ngạch sang Trung Quốc - chương trình này đã ngày càng mạnh mẽ và gần đây nhất là đưa sầu riêng - loại trái cây thứ 11 của Việt Nam đã có mặt tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Cận cảnh nhất là vừa qua, Tập đoàn Vina T&T và Tập đoàn Sunwah tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược xuất khẩu chính ngạch sầu riêng Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Trong năm 2023 sẽ có 90.000 tấn sầu riêng đến Trung Quốc và tiếp đó là sẽ tăng dần từng năm. Tuy đến sau, yếu thế hơn nhưng đây là thị trường hấp dẫn, nếu chiếm lĩnh được sẽ vực dậy một ngành trái cây đủ sức cạnh tranh với các nước chứ không chỉ dừng lại ở 90.000 ha như hiện nay.

Trái cây Việt ngày càng vươn xa - Ảnh 1.

ảnh minh họa


Nắm bắt được lợi thế này, cũng liên quan đến sầu riêng, ngày 15-11, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị "Giải pháp phát triển cây sầu riêng với mã số vùng trồng (MSVT)". Tại hội nghị, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ cho biết thời gian tới, để trái sầu riêng thuận lợi xuất khẩu sang các thị trường, chi cục sẽ tăng cường kiểm tra các MSVT đã được cấp tại các quận, huyện và rà soát đề nghị cấp mã mới tại địa phương. MSVT là quy định bắt buộc của các nước nhập khẩu như: Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ…

Việt Nam nằm trong đới khí hậu rất thuận lợi phát triển các loại cây ăn trái. Những loại trái cây đặc sản như sầu riêng, bưởi, xoài, nhãn, chuối... đã có mặt ở hầu hết châu lục và được đánh giá rất cao. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp - BSA, năm 2021, xuất khẩu 11 loại trái cây của Việt Nam đạt gần 1,8 tỉ USD. Tham vọng của các nhà quản lý là trong vòng 5 năm tới sẽ vượt mốc 5 tỉ USD.

Ðó là những con số rất đáng khích lệ nhưng đủ quan sát thì sẽ thấy nó chưa phản ánh đúng tiềm năng ngành nông nghiệp cây ăn trái Việt Nam. Sản xuất ngày nay bắt buộc phải liên kết và cần sự tương hỗ giữa các ngành. Sản xuất nông nghiệp cứ phải độc lập và đặt nặng lên vai nông dân là không ổn. Nông dân hiện nay trồng cây ăn trái hầu như phải tự lực cánh sinh: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải nhập giá cao; máy móc nông nghiệp cũng nhập khẩu; thiếu vốn để đầu tư sản xuất tập trung... Làm nông nghiệp nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được ngành công nghệ giống cây trồng, vật nuôi. Những giống cây tốt nhất vẫn phải nhập ngoại và qua một chu kỳ trồng trọt dễ dàng lạc hậu giống cây so với các nước xuất khẩu.

Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ nhắm đến thu mua sản phẩm, sơ chế rồi xuất khẩu mà ít tập trung vào đầu tư nguồn nguyên liệu, liên kết bao tiêu sản phẩm. Nên khi có rủi ro thì hầu hết lại rơi vào người trồng trọt và nếu thuận lợi thì phần lợi nhuận lớn nhất không phải vào túi người sản xuất.

Chúng ta đã có chủ trương phát triển nông nghiệp tập trung, đầu tư mạnh và hỗ trợ nông dân tối đa để sản xuất. Chúng ta có chính sách tiếp cận và hỗ trợ tài chính để nông dân xuất khẩu. Vấn đề là những chủ trương và chính sách này chưa nhanh chóng thấm vào thực tiễn để biến thành lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Thời gian và cơ hội sẽ không đợi ai. Ðã đến lúc phải nhanh chóng phát triển ngành nông nghiệp, nhất là cây ăn trái, để trái cây Việt ngày càng vươn xa.

Theo Người Lao động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bán hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần, còn lại nhiều hay ít?

Bán hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần, còn lại nhiều hay ít?

Ngành đường sắt cho biết đã bán thành công hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần mở bán. Hiện tại, vé tàu trước va sau Tết vẫn còn dồi dào.

Trí tuệ nhân tạo khiến nhân viên TikTok mất việc hàng loạt

Trí tuệ nhân tạo khiến nhân viên TikTok mất việc hàng loạt

Tập đoàn mẹ tại Trung Quốc của TikTok mới thông báo sa thải hàng trăm nhân viên trên thế giới vì đang dùng AI (trí tuệ nhân tạo) thay cho con người trong khâu kiểm duyệt nội dung.

To nhưng không thích ứng nhanh với thị trường, 7-Eleven sẽ ra sao?

To nhưng không thích ứng nhanh với thị trường, 7-Eleven sẽ ra sao?

Trong khi thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới năm 2024 chưa chốt xong, 7-Eleven (bên bán) đang phải thu hẹp quy mô để có thể duy trì lợi nhuận. Theo các nhà phân tích, "ông lớn" bán lẻ Nhật Bản đã chậm chân trong thích ứng với thị trường.

Tiến độ tiêm chủng vaccine sởi tại TP.HCM đang cần được đẩy mạnh

Tiến độ tiêm chủng vaccine sởi tại TP.HCM đang cần được đẩy mạnh

Cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có 99% trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine sởi đã được tiêm chủng.

Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện?

Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện?

Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh, tương đương mức tăng 4,8%. Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.

Aeon đang làm ăn ra sao tại Việt Nam?

Aeon đang làm ăn ra sao tại Việt Nam?

Aeon liên tục khai trương các trung tâm thương mại và siêu thị tại Việt Nam gần đây. Họ cũng có ý định mở tiếp một số trung tâm thương mại ở những tỉnh thành khác. Đại gia bán lẻ Nhật Bản này đang làm ăn ra sao?