Thứ hai, 29/04/2024

TS. Cấn Văn Lực: Rất nhiều cơ hội đang chờ doanh nghiệp, nếu không nắm bắt thì vô cùng có tội với thế hệ sau

10/03/2024 7:13 AM (GMT+7)

TS. Cấn Văn Lực cho rằng nhiều cơ hội đang chờ các doanh nghiệp, khi mối quan hệ Việt Nam và nhiều nước được nâng cấp toàn diện gần đây.

TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, dành nhiều thời gian chia sẻ dự báo về kinh tế và chính sách năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM hôm nay, 9/3, tại chương trình Cà phê Doanh nhân HUBA do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) tổ chức.

Cơ hội đang chờ cộng đồng doanh nghiệp

Ông Lực đánh giá dù còn nhiều thách thức trong bối cảnh chung nhưng Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng khi có rất nhiều cơ hội đang chờ. Chuyên gia cho rằng nếu không nắm bắt các cơ hội này, cũng như không thực hiện thì vô cùng có tội với thế hệ sau.

“Tháng trước, tôi ở Mỹ về, họ cũng đang rất phấn khích mối quan hệ Việt - Mỹ mới được nâng cấp cuối tháng 9 năm ngoái. Dự kiến tháng 3 này, sẽ có 1 đoàn doanh nghiệp - doanh nhân cực kỳ lớn của Mỹ với khoảng 50 doanh nghiệp sang thăm và làm việc với Việt Nam chúng ta”, TS. Cấn Văn Lực chia sẻ.

TS. Cấn Văn Lực: Rất nhiều cơ hội đang chờ doanh nghiệp, nếu không nắm bắt thì vô cùng có tội với thế hệ sau- Ảnh 1.

TS Cấn Văn Lực cho rằng nhiều cơ hội đang chờ các doanh nghiệp khi mối quan hệ Việt Nam và một số nước được nâng cấp toàn diện gần đây.

Không chỉ Mỹ, theo chuyên gia, mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Úc Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

“Chúng tôi thấy có rất nhiều cơ hội. Tối hôm kia, tôi tiếp 10 quỹ đầu tư rất lớn nước ngoài, họ cho biết dành ít nhất khoảng 1 - 2 tỷ USD ngân sách đầu tư vào Việt Nam năm nay”, ông nói thêm.

“Tuần trước, Thủ tướng có hội nghị rất quan trọng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Cá nhân tôi theo dõi ngành chứng khoán từ năm 2000, khi chúng ta mới mở sàn với rất nhiều tâm huyết. Chắc chắn chúng tôi tiếp tục tư vấn chính phủ, phấn đấu nâng hạng đúng tiến độ, đâu đó ước tính 5 - 7 tỷ đến 10 tỷ USD đổ vào Việt Nam thông qua kênh đầu tư gián tiếp, chính là kênh chứng khoán. Đấy là nguồn lực vốn trung - dài hạn, cho doanh nghiệp. Chẳng có lý do gì chúng ta có vẻ mặt u sầu”, chuyên gia Cấn Văn Lực nói và nhận được sự vỗ tay từ cộng đồng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên làm gì?

TS. Cấn Văn Lực cho rằng các động lực tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam là công nghiệp và dịch vụ phục hồi tốt hơn so với 2023 (từ phía cung); xuất khẩu, tiêu dùng tiếp đà phục hồi; đầu tư công, đầu tư tư nhân và thu hút FDI được đẩy mạnh (phía cầu).

TS. Cấn Văn Lực: Rất nhiều cơ hội đang chờ doanh nghiệp, nếu không nắm bắt thì vô cùng có tội với thế hệ sau- Ảnh 2.

Việt Nam có nhiều cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu. Tín hiệu phục hồi từ tháng 6/2023 đến nay khá rõ nét. Doanh nghiệp cần tận dụng các cơ hội từ việc nâng cấp quan hệ Việt Nam với Mỹ, Nhật Bản, Úc… Ông cho rằng cách xúc tiến thương mại đầu tư hiện nay cần phải khác hơn trước, không nên chỉ chăm chăm nói về cái mà chúng ta có mà cần phải thay đổi phù hợp nhà đầu tư.

Theo chuyên gia kinh tế này, nền tảng vĩ mô và quản trị rủi ro được tích lũy tốt lên; rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn; lạm phát tăng trong tầm kiểm soát; lãi suất giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, rủi ro nợ xấu gia tăng trong tầm kiểm soát; thị trường chứng khoán và bất động sản có dấu hiệu phục hồi.

Doanh nghiệp cần cơ cấu lại hoạt động; kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá, nợ đáo hạn…

Đáng chú ý, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng đang rất được quan tâm. Đây cũng là một trong những vấn đề lớn TP.HCM đang quan tâm, thậm chí đi đầu hiện nay.

Với các khó khăn hiện tại, doanh nghiệp cần kiên trì kiến nghị đúng, trúng nhưng về cơ bản, theo ông, thể chế như cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế thời gian qua đã được thúc đẩy như hướng dẫn triển khai Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật tổ chức tín dụng sửa đổi; thực thi các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ dành cho TP.HCM…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.