Thứ sáu, 17/05/2024

Từ 1/1/2022: Thế chấp nhà, đất vay tiền ngân hàng, quy định mới phải lưu ý

26/12/2021 9:00 AM (GMT+7)

Một trong những thủ tục bắt buộc khi người dân dùng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng là đăng ký biện pháp bảo đảm tại Văn phòng/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai...

Người dân phải nộp một khoản phí cho thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm.

Mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định đảm bảo nguyên tắc: bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 8 Luật phí và lệ phí).

Hiện tại, việc thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do mỗi địa phương quyết định, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình. Mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định theo hồ sơ đăng ký, các trường hợp đăng ký, thửa đất hoặc giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho phù hợp (Điểm o khoản 1 Điều 5, Thông tư số 85/2019/TT-BTC).

Người viết đã thu thập ngẫu nhiên mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (GDBĐ) bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại 32/64 tỉnh, thành phố hiện tại như sau:

1/1/2022: Thế chấp nhà, đất vay tiền ngân hàng, quy đinh mới phải lưu ý - Ảnh 1.

Nhìn chung mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm không có sự chênh lệch quá lớn giữa các địa phương. 26/32 địa phương có mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm lần lượt là 80.000 đồng và 20.000 đồng. Ngoại trừ tỉnh Đồng Nai, có mức thu phí cao hơn gấp khoảng 3 lần so với các địa phương còn lại. Mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đối với cá nhân trong khoản 220.000 – 320.000 đồng. Mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tổ chức trong khoảng 460.000 – 590.000/580.000 đồng. Trường hợp, hồ sơ đăng ký thế chấp có nhiều GCN thì từ GCN thứ 2 trở đi thu thêm 40.000 đồng/GCN.

Đơn vị tính mức thu phí theo hồ sơ chiếm đa số (27/32 địa phương) trong mẫu quan sát. Ngoại trừ, một số địa phương như Bình Dương, Ninh Thuận, An Giang, Long An quy định mức thu phí theo GCN. Những địa phương quy định mức phí thu theo GCN, người dân sẽ phải nộp nhiều phí hơn nếu khoản vay được đảm bảo bằng nhiều GCN quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Ngoài ra, một số địa phương còn quy định mức thu phí khác nhau giữa cá nhân, hộ gia đình và tổ chức như Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai.

Ngày 26/11/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 106/2021/TT-BTC (Thông tư 106) sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thông tư 85).

Thông tư 106 sửa đổi, bổ sung Điểm o khoản 1 Điều 5 của Thông tư 85: "Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí theo hồ sơ đăng ký hoặc số lượng GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc số thửa đất, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận trên một giấy chứng nhận trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc các trường hợp đăng ký khác cho phù hợp". Quy định mới bổ sung việc xác định mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo số thửa đất, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận trên một GCN trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm.

Như vậy, nếu địa phương bổ sung quy định mức thu phí được xác định theo tài sản gắn liền với đất được chứng nhận trên một GCN thì người đi vay sẽ phải nộp nhiều phí hơn so với mức thu phí theo hồ sơ trong trường hợp: người đi vay sử dụng nhiều tài sản gắn liền với đất (như nhà xưởng, công trình trên đất, nhà ở,…) được chứng nhận trên cùng một GCN để đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng.

Thông tư 106 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2022.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.

Áp dụng sớm 3 luật quan trọng sẽ tiếp sức cho thị trường bất động sản

Áp dụng sớm 3 luật quan trọng sẽ tiếp sức cho thị trường bất động sản

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), vừa kiến nghị một số giải pháp nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó có áp dụng 3 luật quan trọng sớm 6 tháng.