Trong khi đó, tại Việt Nam những tòa nhà có chiều cao trên 100m phải bố trí tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng, tại tầng này không cho phép bố trí các căn hộ hoặc một phần căn hộ.
Cách thoát hiểm khi có cháy ở nhà cao tầng
Liên quan đến vụ hỏa hoạn xảy ra trong chiều 16/9, tại tòa tháp viễn thông ở quận Phù Dung, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), theo Sina, Sở cứu hỏa thành phố Trường Sa tuyên bố vụ cháy không gây thiệt hại về người. Đến 19h30 giờ địa phương, vụ hỏa hoạn đã được dập tắt hoàn toàn.
Hình ảnh vụ cháy tòa tháp viễn thông ở quận Phù Dung, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). (Nguồn: Sina/Weibo)
Theo các nguồn tin, tòa nhà viễn thông này được xây dựng vào năm 2000. Với chiều cao 218m, bao gồm 42 tầng và 2 tầng ngầm.
Các nhân chứng tại hiện trường kể lại với Sina rằng, khi ngọn lửa bùng lên, họ nghe thấy những tiếng nổ. Rất may, vị trí đám cháy bùng phát là ở bức tường ngoài của tòa nhà, nên người trong tòa nhà có thể nhanh chóng sơ tán, do đó, không ai bị thương sau khi ngọn lửa được dập tắt.
Về vấn đề này, một số chuyên gia phỏng đoán, nguyên nhân việc này có thể liên quan đến vật liệu cách nhiệt của tường ngoài, nếu tường được ốp bằng nhựa xốp thì khi bắt cháy sẽ lan rộng rất nhanh.
Đối với cách thoát nạn khi có hỏa hoạn ở nhà cao tầng, đài CCTV và nhiều cơ quan chức năng của Trung Quốc đã đưa ra loạt khuyến cáo.
Đầu tiên, cần giữ bình tĩnh và biết hướng đi: Khi đến hay sống trong nhà cao tầng, cần phải xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu, bởi có thể bạn không đi bằng lối này nhưng vẫn cần phải biết. Thông thường nó nằm gần thang máy, có chỉ dẫn bằng hình vẽ, mũi tên chỉ hướng, đèn màu xanh;...
Cầu thang bộ, cầu thang thoát hiểm nằm gần thang máy, có chỉ dẫn bằng hình vẽ, mũi tên chỉ hướng, đèn màu xanh. (Nguồn: Sichuan Fire)
Thứ 2, đừng vào nơi nguy hiểm, đừng tham lam tài sản: Khi có cháy, đừng tham lam những vật có giá trị và lãng phí thời gian chạy trốn của bạn. Đồng thời, những người đã chạy trốn khỏi nguy hiểm không được trở lại nơi nguy hiểm.
Thứ 3, để tránh ngạt khói trong đám cháy, hãy đeo mặt nạ chống khói khi thoát ra ngoài, hoặc dùng khăn ẩm che miệng và mũi, cúi xuống và di tản.
Thứ 4, khi hỏa hoạn xảy ra, hãy chọn lối đi là thang bộ để thoát ra ngoài, không bao giờ đi thang máy thông thường.
Thứ 5, nếu cháy cửa, hãy bám trụ chờ người đến cứu. Nếu bạn cảm thấy nóng khi chạm vào tay nắm cửa, ngọn lửa nóng phả vào mặt khi bạn mở cửa, bạn nên quay trở lại phòng, ngâm ga trải giường, mền vào nước,… để bịt kín các vết nứt trên cửa,…
Thứ 6, nếu phải băng qua ngọn lửa, hãy làm ướt quần áo, dùng chăn, áo chất liệu cotton nhúng nước trùm lên đầu.
Thứ 7, nếu di chuyển trong phòng có nhiều khói hãy bò hoặc đi khom người vì nồng độ ôxy ở phía dưới cao hơn.
Thứ 8, tuyệt đối không nhảy xuống, trừ khi có đệm không khí của lực lượng cứu hộ và chữa cháy ở phía dưới.
Thứ 9, di chuyển sang phòng khác hoặc ra ban công, cửa sổ gọi to và dùng quần áo màu sáng vẫy ra hiệu người ở dưới…
Nhà cao tầng trên 100m ở Việt Nam phải có tầng lánh nạn
Liên quan đến vấn đề hỏa hoạn trong nhà cao tầng, tại Việt Nam, theo quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà, công trình nhà có chiều cao trên 100m phải bố trí tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng, trên tầng lánh nạn phải bố trí gian lánh nạn, diện tích tầng lánh nạn phải được thiết kế tương đương số cư dân sống trong tòa nhà.
Quy chuẩn này cũng quy định rõ, trên tầng lánh nạn không cho phép bố trí các căn hộ hoặc một phần căn hộ trên tầng lánh nạn. Chủ đầu tư phải đầu tư 0,3m2 sàn tầng lánh nạn/cư dân và tầng lánh nạn phải bảo đảm khả năng chống khói, lửa để cư dân lánh nạn trong thời gian chờ lực lượng cứu hộ cứu nạn tới.
Chủ đầu tư dự án nhà cao tầng phải có thiết kế cụ thể thang thoát nạn chống khói theo đúng quy định, phải lắp đặt hệ thống nước phục vụ chữa cháy, thiết kế đường chữa cháy quanh tòa nhà phục vụ xe chữa cháy khi xảy ra sự cố...
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.