Báo cáo chiến lược thị trường tháng 9, Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết một điểm sáng trong tháng 8 là diễn biến của tỷ giá USD/VND.
Theo đó, VND tăng giá tới 1,4% so với cuối năm 2020 và là một trong những đồng tiền có diễn biến tốt nhất trong khu vực tính đến thời điểm hiện tại.
Ngân hàng Nhà nước cũng chuyển phương thức giao dịch của việc mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối từ mua kỳ hạn 6 tháng sang mua giao ngay. Điều này được kỳ vọng sẽ cung cấp thanh khoản kịp thời cho hệ thống ngân hàng. Nhìn chung, thanh khoản hệ thống trong tháng 8 duy trì dồi dào nhờ khối lượng lớn hợp đồng mua kỳ hạn USD 6 tháng đáo hạn.
Tuy nhiên, báo cáo cho biết áp lực lên cán cân thanh toán tổng thể đã tăng dần khi số liệu không mấy tích cực về cán cân thương mại hàng hóa và giải ngân vốn FDI trong tháng 8. Cụ thể, vốn FDI giải ngân chỉ đạt 1,08 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ.
Do đó, diễn biến của VND trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát của dịch bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương và Đồng Nai (tín hiệu quan trọng để có thể thu hút dòng vốn FDI giải ngân mới).
Về mặt kinh tế, theo đánh giá của các chuyên gia, tiền đồng lên giá so với USD giúp Ngân hàng Nhà nước tăng mua dự trữ ngoại hối với giá rẻ.
Ngược lại, điều này sẽ khiến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng. Trong khi đó, VND tăng giá trong bối cảnh giá hàng hóa thế giới tăng mạnh, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu đầu vào cũng là nguyên nhân khiến giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh.
Dẫn chứng là, 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 216,26 tỷ USD, tăng tới 33,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,71 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 13,69 tỷ USD).
"Tỷ giá là con dao 2 lưỡi, khi tỷ giá giảm tức là VND tăng giá sẽ gây bất lợi cho nhà xuất khẩu. Khi đó, hoạt động xuất khẩu chậm lại và ngược lại, nhà nhập khẩu có lợi; từ đó, làm tăng nhập siêu. Điều đáng nói, khi kinh tế gặp khó khăn, ngân hàng các nước sẽ có động thái giảm giá đồng tiền của nước mình để tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu; điều này đặc biệt đúng với các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu và vốn FDI như Việt Nam. Như vậy, việc VND tăng giá 1,4% từ đầu năm đến nay rõ ràng là không có lợi cho nền kinh tế", chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, một chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán VPS cho hay, tỷ giá trong các tháng cuối năm sẽ tăng do Việt Nam đang nhập siêu và xuất khẩu gặp khó.
Hơn nữa, động thái mua ngoại tệ giao ngay của Ngân hàng Nhà nước sẽ khiến cho VND yếu đi trở lại trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, mức tăng tối đa của tỷ giá tối đa chỉ vào khoảng 2%.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Vietcombank thông báo phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường.
Theo thông báo từ nhiều ngân hàng, chủ tài khoản cần cập nhật, cung cấp thông tin, đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân để tránh việc giao dịch tại quầy bị gián đoạn từ ngày 1/1/2025.
Nhà đầu tư hiện có xu hướng chuyển dịch dòng vốn vào những ngành có khả năng sinh lời ổn định hơn, nổi bật là công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu.
Mới đây, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố cần thanh tra, giám sát chặt chẽ các chi nhánh Eximbank.
Báo cáo tài chính quý 3/2024 của 29 ngân hàng cho thấy tỷ lệ nợ xấu cao, trong đó đáng chủ ý là các ngân hàng TMCP, còn ngân hàng TMQD tỷ lệ nợ xấu lại khá thấp.