Thứ sáu, 26/04/2024

Vận dụng công nghệ 4.0 thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng

26/11/2021 1:00 PM (GMT+7)

Thúc đẩy chuyển đổi số trong thời đại mới, hướng tới mô hình ngân hàng thông minh, trên cơ sở vận dụng hiệu quả thành tựu cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 là mục tiêu đặt ra của ngành Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


Vận dụng công nghệ 4.0 thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Ảnh 1.

Vietcombank liên tục cải tiến các tính năng trên Mobile Banking để mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng khi giao dịch trực tuyến.

Xu thế tất yếu

Ngày 27-9-2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Nghị quyết này đã xác định ngành tài chính ngân hàng là một trong những ngành ưu tiên, trọng tâm và tiên phong trong thực hiện chuyển đổi số. Trên cơ sở Nghị quyết 52, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QÐ-TTg (ngày 3-6-2020) “Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 810/QÐ-NHNN “Về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong kế hoạch này, NHNN xác định một trong những mục tiêu tổng quát là phát triển ngân hàng số, ngân hàng thông minh. Qua 2 năm triển khai, kế hoạch đã thu được nhiều kết quả rất tích cực với sự tham gia của các ngân hàng và các doanh nghiệp tham gia cung cấp giải pháp công nghệ cho việc chuyển đổi số. 

Ngân hàng được xác định là lĩnh vực có tác động xã hội liên quan hằng ngày đến người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Theo đó, hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng thời gian qua đã đạt những kết quả tích cực. Trong khuôn khổ hội thảo chuyên đề “Phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” thuộc Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 lần thứ 3 - Industry Summit 4.0, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN, cho biết: NHNN đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, đồng thời rà soát ban hành quy định pháp lý đáp ứng mô hình ngân hàng số, các dịch vụ ngân hàng số, hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, bảo vệ dữ liệu, quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thanh toán, đảm bảo an ninh, an toàn. Các thành tựu cách mạng công nghệ 4.0 đã được ứng dụng rộng rãi vào dịch vụ ngân hàng cốt lõi, bao gồm thanh toán, tín dụng, tiết kiệm và nhiều dịch vụ khác, thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh hằng năm, trên 90% về số lượng, 150% về giá trị. Nhiều ngân hàng có 90% giao dịch trên kênh số…

Khẳng định tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng, ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chia sẻ: Chuyển đổi số là một xu thế không thể cưỡng lại trong ngành tài chính ngân hàng trên bình diện toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Bằng việc áp dụng các công nghệ số mới là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối… với những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thế hệ mới thông minh và thân thiện hơn với người dùng sẽ được ra đời nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, từ đó phát triển được hoạt động kinh doanh trên kênh số. Về phía Vietcombank đã liên tục nâng cấp, đầu tư các nền tảng hạ tầng công nghệ mới cho chuyển đổi số, nâng cấp các ứng dụng trên nền tảng số đa kênh hợp nhất, liên tục cải tiến các tính năng trên Mobile Banking để mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng trong các giao dịch trực tuyến nhằm chinh phục các mục tiêu chiến lược mới trong kỷ nguyên số.

Tăng tốc chuyển đổi số

Việc ứng dụng công nghệ số trong thời đại 4.0 đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng là hết sức quan trọng và đòi hỏi những giải pháp, chiến lược để đảm bảo an ninh, an toàn. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, yêu cầu đặt ra là cần xác định hành lang pháp lý để chuyển đổi số thành công và nhanh nhất. Các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng và hệ thống ngân hàng là một trong những đơn vị có nhiệm vụ hết sức quan trọng là chuyển đổi số sớm nhất. Dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng cũng là tiền đề thúc đẩy ngành Ngân hàng đẩy nhanh chuyển đổi số, người dân hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Hiệu ứng rõ nét trong thời gian qua đã được chứng minh đầy đủ, tốc độ sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt qua ví điện tử, app (ứng dụng) thanh toán… tăng nhanh đặt ra yêu cầu làm sao phải đảm bảo cung cấp dịch vụ thanh toán nhanh nhất, thuận tiện nhất. Tuy nhiên đấy chỉ là bước đầu. Ðể chuyển đổi số ngành Ngân hàng thành công trong thời gian tới cần hành lang pháp lý đầy đủ, các cơ chế chính sách được xem xét sửa đổi, bổ sung kịp thời và nhanh nhất…

Hệ thống ngân hàng Việt Nam được đánh giá ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Hệ sinh thái số, thanh toán số đã được thiết lập với việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với hầu hết dịch vụ số khác trong nền kinh tế, mang lại các trải nghiệm liên mạch trên mọi lĩnh vực và tiện ích cho người sử dụng trên không gian số. Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN, khẳng định: Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng 2030 đặt ra mục tiêu phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng. Ðể thực hiện mục tiêu này, thời gian tới NHNN sẽ thực hiện các giải pháp trọng tâm như: chuyển đổi nhận thức, chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động chuyển đổi số, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số. Phát triển hạ tầng số, kết nối chia sẻ dữ liệu ngân hàng với dữ liệu các ngành, lĩnh vực khác. Phát triển các mô hình ngân hàng số, ứng dụng công nghệ 4.0 để cung ứng các sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện lợi với chi phí thấp, đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng…

Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cho biết: Ðể quá trình chuyển đổi số đạt được các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 52-NQ/TW, Quyết định 810/QÐ-NHNN, cần hoàn thiện thể chế, chính sách không chỉ trong lĩnh vực thanh toán mà hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách cho cả ngành Ngân hàng. Ðể thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng cần tập trung hoàn thiện hệ thống thanh toán, hoàn thiện các cơ chế chính sách, tạo ra một môi trường vừa cạnh tranh nhưng cũng vừa hợp tác để phát triển giữa các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp công nghệ lớn; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là Luật Giao dịch điện tử… các cơ chế chính sách cho chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, thúc đẩy phát triển ngân hàng số, ngân hàng thông minh. Các kiến nghị giải pháp liên quan đến chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng sẽ là cơ sở để Ban Kinh tế Trung ương tổng hợp, báo cáo đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW và đề xuất, khuyến nghị các chính sách đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến chuyển đổi số ngân hàng, phát triển ngân hàng thông minh cũng như xây dựng các đề án liên quan trình Trung ương xem xét, ban hành trong thời gian tới.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (26/4): Một mã phân bón được khuyến nghị với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 41,7%

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (26/4): Một mã phân bón được khuyến nghị với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 41,7%

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu DCM với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 41,7% so với giá đóng cửa ngày 25/4. Vì sao?

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Ông Nguyễn Đình Tùng, một "công thần" tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thôi làm Tổng giám đốc sau hơn 10 năm nhằm dồn sức cho vai trò thành viên Hội đồng quản trị của nhà băng này.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Năm 2024, VRE dự kiến ra mắt Vincom Megamall Grand Park tại TP.HCM và Vincom Megamall Ocean Park 2, cùng với 4 trung tâm mua sắm tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên và Đông Hà. 6 trung tâm này sẽ cung cấp thêm khoảng 171.000 m2 diện tích sàn cho thị trường bán lẻ (tăng 10% diện tích GFA của VRE).

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (24/4), VN-Index tăng 28,21 điểm (2,4%), lên mức 1.205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm (2,35%), lên mức 227,87 điểm.