Tại cuộc họp báo thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội mới đây, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó Giám đốc Sở nội vụ TP.HCM cho biết, sở dĩ trong đề án sắp xếp đơn vị hành chính lại có thêm việc đưa một số huyện lên thành phố là do cả 5 huyện của thành phố (gồm Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ) chưa đủ tiêu chuẩn, tiêu chí nâng cấp thành quận.
Theo bà Thắm, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, theo đó một trong những chương trình đột phá về đổi mới quản lý của thành phố là "chuyển một số huyện thành quận giai đoạn 2021 - 2030".
Theo quy định điều kiện để thành lập đơn vị hành chính đô thị hoặc nâng cấp từ đơn vị hành chính nông thôn (huyện) thành đơn vị hành chính đô thị (thị xã, thành phố, quận) phải phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chương trình phát triển đô thị và đơn vị hành chính đó phải đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị và loại đơn vị hành chính.
Tuy nhiên, qua rà soát số liệu hiện trạng tiêu chuẩn đô thị, tiêu chuẩn đơn vị hành chính của 5 huyện đều chưa đủ tiêu chuẩn, tiêu chí để nâng cấp thành quận.
"Đến nay, diện tích đất nông nghiệp của cả 5 huyện trên địa bàn còn rất lớn. Đơn cử như huyện Bình Chánh, diện tích đất nông nghiệp còn tới hơn 60%. Theo tiêu chí khi chuyển thành quận thì diện tích đất sẽ phải đô thị hóa 100%, tất cả xã, thị trấn đều chuyển thành phường. Do đó, cả 5 quận đều không đảm bảo tiêu chí chuyển đổi thành quận", bà Thắm thông tin.
Theo quy định đơn vị hành chính thành phố thì địa phương cần đảm bảo 70% là đô thị, 30% còn lại là nông thôn. Do đó, ngoài mục tiêu chuyển sang huyện thành quận thì các huyện tại TP.HCM đang đặt mục tiêu chuyển sang mô hình thành phố trực thuộc thành phố.
Hiện nay, các địa phương đang xây dựng hồ sơ, khi đảm bảo các tiêu chí mới xây dựng đề án thành lập để lên thành phố.
UBND TP.HCM đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; lập chương trình phát triển đô thị thành phố song song với công tác lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Theo đó, TP sẽ rà soát, đánh giá các tiêu chuẩn phân loại đô thị để xây dựng đề án công nhận loại đô thị tương ứng đối với từng thành phố dự kiến thành lập trong tương lai trên ranh giới hành chính các huyện hiện hữu.
Trên cơ sở đáp ứng các điều kiện về sự phù hợp quy hoạch, phân loại đô thị và loại đơn vị hành chính, TP.HCM sẽ xây dựng các đề án thành lập đơn vị hành chính mới, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc