Thứ bảy, 27/07/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (21/2): Vì sao giá cổ phiếu IDC của Tổng công ty Idico được ACBS điều chỉnh tăng 16%?

21/02/2024 6:30 AM (GMT+7)

Do diện tích cho thuê khu công nghiệp năm 2023 cao hơn dự phóng nên ACBS điều chỉnh doanh thu dự phóng năm 2024 của Tổng công ty Idico (HNX: IDC) tăng 11% lên hơn 9.600 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch ngày 20/2, thị trường chứng khoán tiếp tục giữ vững sắc xanh với 245 mã tăng và 231 mã giảm. Theo đó, VN-Index chốt phiên với mức tăng 0,42% lên vùng 1.230 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường lại sụt giảm nhẹ so với phiên giao dịch liền kề trước đó, tương ứng chỉ đạt 20,9 nghìn tỷ đồng.

Trên sàn HNX, chốt phiên giao dịch, số lượng mã đỏ vẫn chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 233 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể, tương đương 98 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 1.800 tỷ đồng.

Còn trên UPCoM, chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 49 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 862 tỷ đồng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (21/2): Vì sao giá cổ phiếu IDC của Tổng công ty Idico được ACBS điều chỉnh tăng 16%?- Ảnh 1.

Chứng khoán ACB (ACBS) tiếp tục khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu là 62.600 đồng/cp cho cổ phiếu IDC của Tổng công ty Idico (HNX: IDC).


Đà tăng đang khá dốc, nhiều khả năng VN-Index sẽ chững lại

Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì xu hướng tăng và tiến về vùng 1.250 điểm. Ngoài sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu Vingroup, đà hồi phục của các nhóm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản cũng góp công lớn giúp thị trường giữ được sắc xanh. Với diễn biến hiện tại, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu trong các phiên tiếp theo.

Theo Chứng khoán Tiên Phong (TPS), thông tin tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống giảm 0,6% so với cuối năm 2023 cùng với mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục có xu hướng giảm sẽ tác động đến tâm lý thị trường. Bên cạnh đó, thị trường tiếp tục cho thấy sự vận động tích cực trong phiên giao dịch ngày 20/2 cũng là yếu tố hỗ trợ đà tăng cho phiên giao dịch tiếp theo.

Tuy nhiên, đóng góp chủ yếu vào đà tăng của chỉ số trong phiên 20/2 đến từ nhóm cổ phiếu trụ VHM, VIC, GVR… trong khi diễn biến các cổ phiếu khác lại cho thấy sự phân hóa.

Trong ngắn hạn, ở kịch bản lạc quan VN-Index có thể tiếp tục tăng lên vùng điểm 1.250 – 1.280 điểm trước khi một nhịp điều chỉnh xuất hiện.

Ở kịch bản thận trọng hơn, chỉ số có thể kiểm định lại vùng kháng cự mạnh 1.235 điểm. Nếu không vượt qua mốc này, khả năng chỉ số đảo chiều và kiểm định lại mức hỗ trợ 1.160-1.180 điểm sẽ khá cao.

"Trong phiên giao dịch hôm nay (21/2) có thể xuất hiện những đợt rung lắc, điều chỉnh nhưng rủi ro điều chỉnh sâu trong bối cảnh hiện tại là thấp. Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi những cổ phiếu đã tăng nóng và cách xa vùng tích lũy khi VN-Index đang tiệm cận với mốc kháng cự mạnh 1.250 điểm...", Chứng khoán BETA, nêu quan điểm.

Trong khi đó, theo Chứng khoán BIDV (BSC), sau một ngày giằng co, VN-Index kết phiên 20/2 tại mốc 1.230,06 điểm, tăng hơn 5 điểm so với hôm qua. Độ rộng thị trường khá cân bằng với 9/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành hóa chất dẫn đầu đà tăng hôm nay, theo sau là ngành bất động sản.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Hiện tại, thanh khoản vẫn đang ủng hộ VN-Index tiến về ngưỡng kháng cự 1.250. Tuy nhiên, đà tăng của chỉ số đang khá dốc và có thể chững lại trong vài phiên tiếp theo để tích lũy thêm.

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), VN-Index kết phiên 20/2 tăng hơn 5 điểm nhờ thanh khoản mua chủ động gia tăng cuối phiên. Thị trường đang tiếp tục hướng lên và chưa có dấu hiệu tạo đỉnh, điều này cho thấy dòng tiền vẫn đang tích cực tham gia thị trường giúp chỉ số sớm quay lại khu vực đỉnh 1.250 điểm.

Tuy nhiên, dù dòng tiền đang tích cực tham gia thị trường nhưng không có sự đồng thuận mà luân chuyển giữa các nhóm ngành.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư dài hạn vẫn tiếp tục duy trì tỷ trọng. Đối với nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc giải ngân đối với nhóm cổ phiếu đang thu hút dòng tiền, có xu hướng vượt kháng cự sau thời gian dài giao dịch tích lũy như chứng khoán, cảng biển…

Mã cổ phiếu nào tiềm năng?

Phiên giao dịch hôm nay (21/2), Chứng khoán ACB (ACBS) tiếp tục khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu là 62.600 đồng/cp cho cổ phiếu IDC của Tổng công ty Idico (HNX: IDC), tăng 16% so với giá mục tiêu trước đó chủ yếu do bổ sung Khu công nghiệp Tân Phước 1 vào định giá.

Năm 2023, IDC công bố doanh thu đạt 7.237 tỷ đồng (giảm 3% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế đạt 2.056 tỷ đồng (giảm 21% cùng kỳ), hoàn thành 81% kế hoạch của doanh nghiệp.

Mặc dù kết quả kinh doanh năm 2023 không được như kỳ vọng, tuy nhiên, IDC vẫn vượt kế hoạch cho thuê cả năm là 127 ha với gần 170 ha đất khu công nghiệp được ký mới (tăng 28,8% so với năm 2022), trong đó Khu công nghiệp Hựu Thạnh dẫn đầu với hơn 62 ha, tiếp theo là Phú Mỹ 2 với gần 54 ha.

Theo ACBS, tỷ lệ lấp đầy cuối 2023 đạt 58,3% và giá thuê trung bình là 129 USD/m2/thời hạn còn lại (tăng 4,9% so với cùng kỳ).

Trong năm 2023 IDC bàn giao 106 ha tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, Hựu Thạnh, Quế Võ 2 và Cầu Nghìn, trong đó 73 ha ghi nhận doanh thu 1 lần (bao gồm 29 ha ký hợp đồng trong 2022 và và 44 ha ký hợp đồng trong 2023) và 33 ha ghi nhận doanh thu khi thay đổi phương pháp hạch toán từ hàng năm sang một lần tại Khu công nghiệp Quế Võ 2.

IDC là doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp duy trì tình hình tài chính tốt với nợ ròng duy trì quanh mức 1.300 tỷ đồng trong năm 2023 và tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu ở mức 20,6% (giảm 1,2% so với năm 2022).

Nhìn chung, do diện tích cho thuê khu công nghiệp năm 2023 cao hơn dự phóng nên ACBS điều chỉnh doanh thu dự phóng năm 2024 của IDC tăng 11% lên hơn 9.600 tỷ đồng (tương đương tăng 33% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế tăng 24% lên hơn 2.900 tỷ đồng (tương đương tăng 78% so với cùng kỳ).

Tăng trưởng chủ yếu nhờ diện tích khu công nghiệp bàn giao tăng trưởng gấp rưỡi lên gần 160 ha và ghi nhận giao dịch chuyển nhượng 2,2 ha cho phía Aeon với doanh thu ước tính là 437 tỷ đồng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm giàu nhất hành tinh bỏ túi thêm 42 ngàn tỷ USD

Nhóm giàu nhất hành tinh bỏ túi thêm 42 ngàn tỷ USD

Nghịch lý của cả thế giới là tài sản của 1% dân số giàu nhất thế giới đã tăng tổng cộng 42.000 tỷ USD trong 10 năm qua, theo tổ chức Oxfam. Con số này cao hơn gần 36 lần so với tài sản do 50% dân số nghèo trên thế giới tích lũy được.

Dám "khiêu vũ trong mưa gió", Sabeco đẩy cao lợi nhuận

Dám "khiêu vũ trong mưa gió", Sabeco đẩy cao lợi nhuận

Sabeco, chủ của thương hiệu Bia Sài Gòn, phải "khiêu vũ trong mưa gió" như lời của Tổng Giám đốc Tan Teck Chuan Lester thay vì chờ giông bão qua đi. Kết quả cho thấy lợi nhuận quý 2 vừa qua là đỉnh của 7 quý gần đây nhất.

HoSE yêu cầu Quốc Cường Gia Lai giải trình

HoSE yêu cầu Quốc Cường Gia Lai giải trình

Giá cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai tiếp tục giảm kịch sàn, còn 6.800 đồng/cổ phiếu sau khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 25 tháng 7.

Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ từ ngày 1/8

Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ từ ngày 1/8

Bắt đầu từ ngày 01/8/2024, Sacombank chuyển đổi một số dịch vụ, thông báo SMS sang Sacombank Pay đối với khách hàng cá nhân, chủ yếu là các dịch vụ đóng/mở khóa thẻ, đăng ký trả góp 0% và các thông báo như gia hạn thẻ, thông báo giao dịch bị lỗi, quà tặng điện tử...

30 tập đoàn hàng đầu Hồng Kông - Trung Quốc đến Việt Nam, muốn đầu tư ở nhiều lĩnh vực

30 tập đoàn hàng đầu Hồng Kông - Trung Quốc đến Việt Nam, muốn đầu tư ở nhiều lĩnh vực

Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) và khoảng 30 lãnh đạo doanh nghiệp và tập đoàn lớn sẽ đến Việt Nam, đặt vấn đề hợp tác nhiều lĩnh vực. Đoàn sẽ có buổi gặp gỡ thân mật với các đối tác tổ chức tại TP.HCM.

Lộ diện nhóm cổ đông lớn nhất tại Eximbank (EIB)

Lộ diện nhóm cổ đông lớn nhất tại Eximbank (EIB)

CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) hiện là cổ đông lớn nhất tại Eximbank khi sở hữu tới hơn 85,5 triệu cổ phần, tương ứng 4,9% vốn điều lệ của nhà băng này.