Thứ ba, 30/04/2024

Vì sao ngân hàng đồng loạt đổi cách tính phí SMS Banking?

07/01/2024 7:29 AM (GMT+7)

Phí SMS Banking sẽ được các ngân hàng tính theo chính sách mới, một phần nhằm hạn chế rủi ro bị đánh cắp thông tin, tránh mất tiền oan...

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa thông báo thay đổi biểu phí SMS Banking - phí thông báo biến động số dư tài khoản qua điện thoại. Theo đó, OCB miễn phí dịch vụ SMS Banking của tháng 1-2024 và bắt đầu tính phí theo biểu phí mới từ ngày 1-2. Đồng thời, OCB cũng dừng gửi tin nhắn SMS thông báo biến động số dư đối với các giao dịch có giá trị dưới 50.000 đồng.

Phí SMS Banking sẽ được ngân hàng này tính theo số lượng tin nhắn phát sinh của từng tài khoản, từ 5.000 – 70.000 đồng/tháng. Khách hàng của OCB có thể nhận và theo dõi biến động số dư qua tài khoản thanh toán miễn phí trên ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI.

Vietcombank cũng thông báo điều chỉnh cơ chế tính phí và mức phí duy trì dịch vụ SMS chủ động từ đầu năm 2024. Cụ thể, với phí duy trì dịch vụ SMS chủ động, Vietcombank sẽ tính phí theo số lượng tin nhắn phát sinh trong tháng. Nếu dưới 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, phí dịch vụ là 10.000 đồng. Trên 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, Vietcombank thu phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn.

Vì sao ngân hàng đồng loạt đổi cách tính phí SMS Banking?- Ảnh 1.

Các ngân hàng tính phí SMS theo số lượng thực tế tin nhắn phát sinh

Vietcombank sẽ dừng gửi tin nhắn biến động số dư với các giao dịch có giá trị dưới 50.000 đồng. Các mức phí này chưa bao gồm thuế GTGT. Nếu khách hàng không có nhu cầu sử dụng có thể hủy, và nhận thông báo biến động số dư qua ứng dụng VCB Digibank miễn phí.

Một ngân hàng khác cũng thay đổi chính sách phí SMS Banking là Nam A Bank. Theo đó, Nam A Bank áp dụng mức phí cố định khi khách hàng phát sinh giao dịch dưới 15 tin nhắn/tháng/số điện thoại là 12.000 đồng. Từ 15 tin nhắn trở lên, khách phải trả thêm phí 695 đồng/tin nhắn đối với các tin nhắn tiếp theo.

Trường hợp khách hàng không đồng ý với mức phí trên, có thể hủy dịch vụ SMS Banking trước ngày 31-1 để hệ thống không thu phí sử dụng dịch vụ của khách hàng từ kỳ thu phí tháng 2-2024.

Trước đó, Sacombank, VietinBank, VPBank… cũng đều thay đổi cách tính phí SMS Banking mới. Theo các ngân hàng, động thái này nhằm khuyến khích khách hàng chuyển sang nhận thông báo miễn phí trên ứng dụng ngân hàng số, trong khi ngân hàng cũng giảm bớt chi phí từ cước của nhà mạng.

Thời gian qua, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng đã nhiều lần kiến nghị các nhà mạng giảm cước phí tin nhắn dịch vụ - đang được tính cao gấp khoảng 3 lần so với phí tin nhắn bình thường. Có điều, đến nay các nhà mạng vẫn không giảm cước phí tin nhắn.

Giảm rủi ro bị mạo danh thương hiệu ngân hàng để lừa đảo

Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho hay, ngoài việc thay đổi chính sách tính phí SMS Banking để phù hợp với nhu cầu thực tế phát sinh tin nhắn của từng khách hàng, giảm chi phí cước tin nhắn, một lý do quan trọng khác là phòng ngừa rủi ro lừa đảo, gian lận, đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản của khách hàng.

"Mạo danh thương hiệu ngân hàng qua tin nhắn SMS là một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến, khi kẻ gian tạo link giả mạo giống tên ngân hàng, yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link... Nguy cơ khách hàng bị lừa đảo là rất lớn mà ngân hàng không thể kiểm soát được, trong khi ứng dụng ngân hàng số của các ngân hàng có độ bảo mật cao gần như không thể bị chèn tin nhắn giả mạo" - phó tổng giám đốc ngân hàng này phân tích.

Theo Người Lao Động


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.