Thứ tư, 27/11/2024

Eximbank tăng vốn điều lệ ngay trước Đại hội đồng cổ đông bất thường

27/11/2024 6:16 AM (GMT+7)

Ngân hàng Eximbank tại TP.HCM vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về việc tăng vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng từ gần 17.470 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước đồng ý ngay trước khi Đại hội đồng cổ đông bất thường của Eximbank dự kiến vào ngày 28/11/2024.

Lượng tăng thêm (hơn 1.219 tỷ đồng) đến từ việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023, sau khi trích lập các quỹ, theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Eximbank hàng thông qua.

Vào ngày 20/9, Eximbank (mã cổ phiếu EIB) đã chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 7%. Năm 2023, cổ đông Eximbank đã hai lần nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% và 18%.

Eximbank tăng vốn điều lệ ngay trước Đại hội đồng cổ đông bất thường  - Ảnh 1.

Một văn phòng giao dịch của Ngân hàng Eximbank. Nguồn: EIB

Theo thông cáo báo chí ngày 26/11 của Eximbank, vốn điều lệ tăng thêm sẽ được dùng để mở rộng hoạt động kinh doanh, giúp mở rộng khả năng cung ứng tín dụng, đầu tư công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm tài chính sáng tạo. Qua đó, cũng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Gần đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã quyết định tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Hạn mức mới từ ADB giúp Eximbank mở rộng nguồn lực tài chính.

Qua 9 tháng đầu năm nay, Eximbank ghi nhận tổng tài sản tăng 11% so với đầu năm, tăng trưởng 16,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng huy động vốn tăng 9,1% so với đầu năm, tăng 12,2% so với cùng kỳ; dư nợ cho vay cũng tăng 15,1% so với đầu năm và 18,9% so với cùng kỳ.

Theo thông báo từ Eximbank (trụ sở chính hiện nay ở Quận 1, TP.HCM), Đại hội đồng cổ đông bất thường của ngân hàng dự kiến diễn ra ngày 28/11 tại Hà Nội -- là lần đầu tiên ngân hàng này tổ chức 1 đại hội đồng cổ đông tại Hà Nội thay vì TP.HCM.

Eximbank tăng vốn điều lệ ngay trước Đại hội đồng cổ đông bất thường  - Ảnh 2.

Bảng hiệu và logo của Eximbank tại 1 văn phòng của ngân hàng này ở TP.HCM. Nguồn: EIB

Những nội dung quan trọng tại đại hội sẽ là thảo luận kế hoạch chuyển trụ sở chính từ TP.HCM ra Hà Nội (đặt tại quận Hoàn Kiếm) và việc miễn nhiệm nhân sự Eximbank (gồm chức danh thành viên Ban Kiểm sát đối với ông Ngô Tony) theo đề xuất từ nhóm cổ đông lớn.

Trong vòng gần 10 năm qua, Eximbank đã 9 lần thay đổi vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT). Kể từ khi Chủ tịch HĐQT Lê Hùng Dũng từ nhiệm năm 2015 (ông Lê Hùng Dũng đã qua đời năm 2022), lần lượt các ông hoặc bà Lê Minh Quốc, Lương Thị Cẩm Tú, Cao Xuân Ninh, Yasuhiro Saitoh (người Nhật Bản, đại diện cho ngân hàng SMBC hàng đầu của Nhật), Nguyễn Quang Thông đã ngồi vào ghế này.

Tiếp đó nữa lại là ông Yasuhiro Saitoh (có thời gian không còn đại diện cho phần vốn từ ngân hàng SMBC nữa vì SMBC chấm dứt vai trò cổ đông chiến lược tại Eximbank) và bà Lương Thị Cẩm Tú. Sau nữa là bà Đỗ Hà Phương, và hiện tại Chủ tịch HĐQT Eximbank là ông Nguyễn Cảnh Anh.

Những lần thay đổi vị trí Chủ tịch HĐQT liên tục như trên chính là những cuộc đối đầu gay gắt giữa các nhóm cổ đông khiến cho Eximbank khó có thể phát triển bền vững như vị thế đã từng có trước kia. Những mâu thuẫn này được xem là lực cản trong thời gian dài tại ngân hàng thương mại cổ phần này.

Chỉ ba ngày trước ngày dự kiến cho Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 28/11/2024, Eximbank công bố tài liệu bổ sung theo kiến nghị của một nhóm cổ đông sở hữu trên 5% vốn. Nhóm này đề nghị miễn nhiệm hai Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, là ông Nguyễn Hồ Nam (đại diện cho nhóm cổ đông Bamboo Capital Group) và bà Lương Thị Cẩm Tú, cựu Chủ tịch HĐQT Eximbank. 


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

"Biết mình, biết ta" trước khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

"Biết mình, biết ta" trước khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

Thị trường tín chỉ carbon là xu thế của tương lai. Bên cạnh thời cơ, thị trường này vẫn tiềm ẩn thách thức cho doanh nghiệp.

Tìm lối thoát cho dự án nhà thi đấu gần 2.000 tỷ đồng tại đất vàng

Tìm lối thoát cho dự án nhà thi đấu gần 2.000 tỷ đồng tại đất vàng

Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng toạ lạc tại vị trí đất vàng giữa trung tâm thành phố đã nằm bất động hơn 15 năm qua.

C.P. Việt Nam bàn giao dự án phục hồi 17 hecta rừng tràm tỉnh Long An

C.P. Việt Nam bàn giao dự án phục hồi 17 hecta rừng tràm tỉnh Long An

Khu Bảo tồn Đất ngập nước (KBT ĐNN) Láng Sen tại Long An là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 trên thế giới. Dự án này được hỗ trợ nguồn vốn của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P. Việt Nam) hợp tác cùng Tập đoàn PAN.

Bayer Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Bayer Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Ngày 21/11 tại TP.HCM, Bayer Việt Nam đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, tham dự sự kiện có các khách mời, đối tác và nhân viên công ty.

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

Ước tính gần 670.000 tỷ đồng vốn tín dụng sẽ được bơm vào nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm này để hỗ trợ tăng trưởng GDP theo kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước đặt ra hồi đầu năm.

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng cả về số vụ và số người bị thương. Đặc biệt, tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.