Đây là trăn trở của bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, cùng các chuyên gia về dinh dưỡng, tại Tọa đàm "Dòng chảy thị trường thực phẩm chay và thịt thay thế", diễn ra ngày 3/1, tại TP.HCM.
Theo số liệu nghiên cứu thị trường mà Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao công bố, trên 60% người được khảo sát có quan điểm ăn chay sẽ tốt cho sức khỏe. Và, trong 100 người ăn chay trên thế giới thì có tới 65 người là phụ nữ. Điều này cho thấy xu hướng ăn chay đang ngày càng được ưa chuộng.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, Việt Nam có lợi thế trồng trọt, có nhiều phụ phẩm từ các sản phẩm nông nghiệp có thể chế biến sản phẩm chay như dừa, sen, cà pháo… đặc biệt là mít non - là một nguyên liệu làm thực phẩm chay đa dạng, thông dụng như gỏi mít non, mít non chay kho.
"Hiện nay, thay vì kêu mít không tiêu thụ được, thì những trái mít non, hộp mít luộc… có thể là nguyên liệu tốt cho dòng sản phẩm đồ hộp chay. Đây chính là cơ hội kinh doanh lớn từ chế biến nông sản nhiệt đới thúc đẩy ngành công nghiệp thực phẩm chay cho Việt Nam từ việc nghiên cứu chế biến các sản phẩm chay", bà Hạnh phân tích.
Đồng quan điểm, PGS.TS Đàm Sao Mai, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM cho rằng, tỷ lệ của người sử dụng sản phẩm thay thế thịt ngày càng tăng trên thế giới, đây là xu thế không chỉ cho người tiêu dùng, mà tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt.
"Các sản phẩm thay thế thịt hiện nay đã được nhiều hãng lớn trên thế giới phát triển. Việt Nam có lợi thế từ nguồn tài nguyên sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú để có thể chế biến. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu thị trường cần gì thì mới phát triển được", bà Mai nói.
"Có 4 lý do dẫn tới thực trạng số lượng người ăn chay càng ngày càng đông, không chỉ ở châu Á mà cả các nước phương Tây. Đó là vì sức khỏe, đạo đức, tôn giáo và môi trường.
Chính xu thế này, đã mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, bởi với lợi thế từ một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều loại nông sản đa dạng, cũng như sự đa dạng trong chế biến các sản phẩm chay"
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Đặc biệt, theo chuyên gia dinh dưỡng này, hiện nay người tiêu dùng đang quan tâm hơn đến các vấn đề an toàn thực phẩm, đến tiêu chuẩn nên đây cũng là cơ hội cho thực phẩm đóng gói đạt chuẩn.
"Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu thực phẩm chay sang các nước, trước khi đi thị trường nào thì phải tuân thủ tiêu chuẩn của thị trường đó. Lúc đầu có thể rất khó nhưng chúng ta đều làm được. Đây cũng là cách để phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp" – bà Mai chia sẻ thêm.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cũng thừa nhận, Việt Nam đã đưa nhiều sản phẩm thực phẩm ra thế giới, nhưng xuất khẩu thành một khối độc lập gọi là "thực phẩm chay" thì có lẽ chưa có.
"Có thể trong các dòng sản phẩm xuất khẩu như mì gói, nước mắm… có đan xen các sản phẩm chay, nhưng để nói một khối sản phẩm chay độc lập, đặc sắc như kim chi của Hàn Quốc thì có lẽ chưa có. Kể cả như Vinamit – đơn vị chuyên xuất khẩu mít non thì cũng chưa thể thành một sản phẩm đặc sắc để người ta phải đi tìm kiếm để mua", bà Hạnh phân tích.
Còn về phía nhà nước, theo bà Hạnh, thì hiện chưa có chiến dịch nào để marketing riêng cho các sản phẩm chay của Việt Nam.
"Trong mùa dịch Covid-19, kim chi Hàn Quốc đã tăng doanh số xuất khẩu 50% nhờ truyền thông, marketing tốt rằng các sản phẩm lên men có thể hỗ trợ miễn dịch. Trong khi đó, Việt Nam là thiên đường của các sản phẩm lên men như cà pháo, cải chua, giá chua… nhưng lâu nay vẫn chưa được quảng bá tốt, chưa phát triển xứng tầm…", bà Hạnh dẫn giải.
Ngoài ra, một vấn đề mà bà Hạnh lưu ý các DN, là sự nghiêm ngặt về kiểm nghiệm hóa chất của châu Âu và các thị trường khó tính khác đang đặt ra thách thức cho các nhà sản xuất không chỉ là thực phẩm chay mà là tát cả các thực phẩm chế biến xuất khẩu nói chung.
Ở góc độ là DN trực tiếp sản xuất thực phẩm chay, thực phẩm thay thế thịt, ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chế biến Thực phẩm công nghệ Sông Hương (Sông Hương Foods), cho hay, thời gian qua DN tập trung vào mặt hàng cà pháo.
Tuy nhiên, trong cà pháo có một thứ mà người Việt rất cần đó là vitamin, đúng ra thời gian rồi Sông Hương Food sẽ tập trung nhiều cho marketing nhưng thực sự vẫn chưa làm nổi bật yếu tố dinh dưỡng này của món cà pháo. Chắc chắn, Sông Hương Food sẽ điều chỉnh chiến lược quảng bá sản phẩm trong thời gian tới.
"Tôi ước mơ một ngày cà pháo sẽ xuất hiện ở mọi mâm cơm người Việt như kim chi ở Hàn Quốc" - CEO Sông Hương Foods, chia sẻ.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.