Thứ sáu, 22/11/2024

Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu kỷ lục năm 2023 nhưng vẫn lỗ sau thuế 5.631 tỷ đồng

30/03/2024 6:32 AM (GMT+7)

Vietnam Airlines ghi nhận 92.231 tỷ đồng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng hơn 21.400 tỷ (tăng 30%) so với năm 2022.

Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu kỷ lục năm 2023 nhưng vẫn lỗ sau thuế 5.631 tỷ đồng- Ảnh 1.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines; HoSE: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2023.

Theo đó, năm 2023, Vietnam Airlines ghi nhận 92.231 tỷ đồng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng hơn 21.400 tỷ đồng so với năm 2022 (tăng 30%). Đây cũng là con số doanh thu cao thứ 3 trong lịch sử hoạt động của Vietnam Airlines, chỉ thấp hơn giai đoạn 2018 - 2019 khi dịch Covid-19 chưa bùng phát.

Từ đó, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận gộp 3.885 tỷ đồng trong năm 2023, đánh dấu lần đầu tiên kể từ đầu dịch, Vietnam Airlines có lợi nhuận gộp trong cả năm tài chính.

Báo cáo giải trình về kết quả này, Vietnam Airlines cho biết đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ngắn hạn và dài hạn để giảm thiểu thiệt hại do Covid-19 và cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, bổ sung nguồn vốn và dòng tiền trong năm 2023.

Theo đó, năm 2023, Vietnam Airlines đã nhanh chóng khôi phục hoàn toàn mạng đường bay nội địa và hầu hết đường bay quốc tế so với trước dịch Covid-19; đồng thời, mở thêm đường bay mới đến Úc, Ấn Độ. Hãng hàng không quốc gia cũng đẩy mạnh công tác bán, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, giúp gia tăng doanh thu và nâng cao hình ảnh, thương hiệu của Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines đặc biệt chú trọng cắt giảm chi phí. Ngoài các khoản chi phí cắt giảm theo quy mô sản lượng, Vietnam Airlines đã triển khai đàm phán giảm giá, tiết kiệm, cắt giảm chi phí với số tiền ước tính đạt hơn 3.200 tỷ đồng.

Năm 2023 còn là năm Vietnam Airlines đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, bám sát chiến lược chuyển đổi số trong giai đoạn 2022-2026.

Ở chiều ngược lại, hoạt động của Vietnam Airlines gặp phải nhiều thách thức như thị trường vận chuyển quốc tế phục hồi không đồng đều, tình trạng thừa tải và cạnh tranh gay gắt, giá nhiên liệu tăng cao, xung đột quân sự Nga - Ukraine, Israel - Hamas và các rủi ro tài chính (tỷ giá, lãi suất) gia tăng.

Ngoài ra, việc tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước chậm lại cũng ảnh hưởng tới chi tiêu của hành khách. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP toàn cầu ước tính giảm từ 3,5% trong năm 2022 xuống còn 2,9% vào năm 2023. Ở trong nước, tăng trưởng kinh tế cũng chậm lại, từ 8,12% năm 2022 còn 8,05% vào năm ngoái.

Vì những lý do khách quan nói trên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau kiểm toán của Vietnam Airlines vẫn thua lỗ trong quý IV và cả năm 2023.

Cụ thể, lỗ sau thuế hợp nhất trong quý IV/2023 là 1.982 tỷ đồng, thấp hơn 1.457 tỷ đồng so với số lỗ cùng kỳ 2022, tương đương giảm lỗ 42,4%. Vietnam Airlines cho biết nguyên nhân của chuyển biến này là công ty mẹ Vietnam Airlines và công ty con Pacific Airlines đã giảm lỗ, trong khi các công ty con khác như NCS, VAECO và VACS có lãi nhiều hơn. Lỗ sau thuế cả năm 2023 là 5.631 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất của Vietnam Airlines trên BCTC năm 2023 là có ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán. Theo đó, kiểm toán viên lưu ý 2 vấn đề chính, chủ yếu nhất là các yếu tố dẫn tới nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.

Cụ thể: Tại thuyết minhh số 2(c) của BCTC hợp nhất này có mô tả việc tại ngày 31/12/2023, nợ ngắn hạn của Tổng công ty và công ty con đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 46.287 tỷ đồng, khoản phải trả quá hạn của Tổng công ty và công ty con là 13.743 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 17.026 tỷ đồng. Trong năm kết thúc cùng ngày, Tổng công ty và công ty con có kết quả kinh doanh lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp với con số 5.632 tỷ đồng. 

Khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty và công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng phục hồi hoạt động sản xuát kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các khoản phải trả cho nhà cung cấp và bên cho thuê, cũng như khả năng duyệt. 

Những điều kiện này cùng các vấn đề khác trình bày tại thuyết minh cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chăn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Tổng Công ty và công ty con.

Ngoài ra, tại thuyết minh số 3 của BCTC hợp nhất có mô tả việc Tổng Công ty áp dụng phương pháp tính và ghi nhận chi phí khấu hao và chi phí phân bổ tiền sửa chữa bảo dưỡng máy bay và động cơ cho các năm tài chính kết thúc năm 2020, 2021, 2022 theo hướng dẫn kế toán riêng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Từ tháng 1/1/2023, phần chênh lệch giữa chi phí khấu hao và phân bổ theo phương pháp được phê duyệt riêng được Tổng Công ty tiếp tục phân bổ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.