Thứ sáu, 22/11/2024

Vietnam Airlines phải hỗ trợ vì Pacific Airlines bán toàn bộ máy bay để trả nợ

18/03/2024 6:46 PM (GMT+7)

Hãng hàng không Pacific Airlines quyết định bán toàn bộ máy bay để trả các khoản nợ lớn kéo dài nhiều năm. Vì vậy, công ty mẹ là Vietnam Airlines sẽ đưa máy bay sang hãng con để Pacific duy trì hoạt động.

Ngày 18/3, Pacific Airlines thông báo hãng đang tiến hành tái cấu trúc đội bay và mạng đường bay để đảm bảo và gia tăng hiệu quả hoạt động. Trong thời gian này, một số đường bay có thể thay đổi kế hoạch hoặc tạm dừng khai thác. Lịch bay của hãng sẽ được phục hồi và sớm trở lại ổn định trong thời gian tới.

Pacific Airlines cho biết đã xây dựng và triển khai phương án đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho hành khách. Những hành khách bị ảnh hưởng sẽ được thông báo lịch bay mới hoặc chuyển sang các chuyến bay của Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines phải hỗ trợ vì Pacific Airlines bán toàn bộ máy bay để trả nợ- Ảnh 1.

Máy bay từng của Pacific Airlines. Ảnh: Vietnam Airlines.

Cùng ngày, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho báo chí biết hiện nay Pacific Airlines không còn máy bay nào khai thác, và đang thương thảo để thuê khô ba máy bay của Vietnam Airlines. Thuê khô là chỉ thuê máy bay, không kèm tổ bay.

Ông Thắng khẳng định hoạt động chuyển đổi trên không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng đã đặt mua vé từ trước của Pacific Airlines cũng như an toàn bay.

Được biết từ ngày 15/3 đến 18/3, hoạt động khai thác của Pacific Airlines bị ngưng trệ do thiếu máy bay. Nguyên nhân là hãng này hoàn tất việc thanh toán và trả nợ cho chủ tàu bay. Áp lực các khoản nợ từ giai đoạn trước, thậm chí càng căng thẳng hơn trong giai đoạn dịch bệnh khiến doanh thu không đủ bù chi, càng bay càng lỗ.

Do đại dịch COVID-19, Pacific Airlines phải đối diện với khó khăn về tài chính, dòng tiền thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán. Ước tính, lỗ lũy kế của hãng đến cuối năm 2022 đã lên hơn 10.700 tỷ và âm vào vốn chủ sở hữu 6.700 tỷ đồng.

Pacific Airlines được thành lập năm 1991 với các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước. Năm 2007, Tập đoàn hàng không Qantas của Úc mua 30% cổ phần Pacific Airlines và hãng đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines. Năm 2012, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) của Việt Nam chuyển giao 68% vốn tại Jetstar Pacific cho Vietnam Airlines. Tháng 7-2020, Jetstar Pacific quay trở lại tên ban đầu Pacific Airlines.

Quý 1/2022, Vietnam Airlines tiếp nhận 30% cổ phần do Qantas tặng nên nắm gần 99% vốn của Pacific Airlines, 1% còn lại thuộc về một cổ đông khác.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.