Thứ năm, 21/11/2024

Xấc bấc, thậm chí phải đóng cửa vì quần áo giá rẻ Trung Quốc

01/11/2024 4:19 PM (GMT+7)

Các cửa hàng thời trang, chợ truyền thống vắng vẻ vì người tiêu dùng có xu hướng mua hàng Trung Quốc qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Các doanh nghiệp may mặc cũng than trời trước làn sóng hàng siêu rẻ này.

Giá hàng Trung Quốc quá rẻ so với hàng Việt

Tại chợ An Đông, quận 5 và chợ Tân Bình, quận Tân Bình - hai chợ sỉ quần áo lớn nhất TP.HCM, đang trong tình hình mua bán hẩm hiu dù đây vốn là thời điểm kinh doanh nhộn nhịp hàng năm. Tình hình tại các trung tâm thương mại cũng tương tự.

Theo nhiều người bán, giai đoạn cuối năm, sức mua không mấy thuận lợi gặp thêm làn sóng hàng thời trang, quần áo giá rẻ từ Trung Quốc bán qua các sàn thương mại điện tử nên sức mua rất yếu. Về mặt bằng giá, hàng Trung Quốc đang rẻ hơn so với hàng sản xuất trong nước từ 20 - 30%, thậm chí, các sản phẩm may mặc giá rẻ hơn đến một nửa. Điều này khiến người bán lo lắng.

Doanh nghiệp xấc bấc vì quần áo, giày dép Trung Quốc giá siêu rẻ - Ảnh 1.

Hàng giá rẻ Trung Quốc tràn lan trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Ảnh chụp màn hình

Chẳng hạn, trên sàn Temu, dù sàn này chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam nhưng quần áo vẫn bán rầm rộ. Ở nhóm hàng thời trang, hàng loạt sản phẩm thời trang nam nữ như quần áo, giày dép, túi xách có giá chỉ từ vài chục nghìn đến hơn 100.000 đồng. Các sản phẩm có từ 200.000 đồng rất phổ biến. Mặt hàng phân khúc 300.000 đồng trở lên có phần ít hơn.

Các sản phẩm được mua nhiều nhất là quần áo, giày dép có giá chỉ vài chục nghìn đồng đến hơn 100.000 đồng. Nhiều mặt hàng gắn mác “ưu đãi chớp nhoáng” hiển thị thông tin “sắp bán hết” sau khi có hàng chục nghìn người, thậm chí có sản phẩm gần 100.000 người “chốt đơn”.

Chị Phương Uyên, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM cho biết sau khi thử tải ứng dụng Temu về điện thoại, chị choáng ngợp trước giá bán của các mặt hàng vì quá rẻ. Thậm chí, giá nhiều sản phẩm như quần áo, giày thể thao lại rẻ nhất từ trước đến nay mà chị biết.

“Tôi thường mua hàng qua các trang như Lazada và Shopee nhưng cũng chưa thấy các sản phẩm rẻ như vậy. Thấy họ quảng cáo miễn phí giao hàng. Các sản phẩm bày bán cũng rất đa dạng, thiết bị điện tử, đồ dùng gia đình cũng có luôn”, chị Uyên nói.

Đóng cửa vì hàng Trung Quốc

Gần đây, chuỗi thời trang nam Catsa nổi tiếng với giới trẻ đã phải đóng cửa sau 13 năm phát triển. Theo CEO Catsa Nguyễn Thùy Linh Cát, cuộc cạnh tranh về giá trong ngành may mặc thời trang đang diễn ra rất khốc liệt. Hầu hết cạnh tranh hiện nay là cuộc cạnh tranh về giá.

Chị Cát cho rằng nhận thấy “cuộc đua giá xuống đáy” quá áp lực, khó có thể phát triển thêm nữa. Vì vậy, doanh nghiệp phải đưa ra quyết định khó khăn là khai tử thương hiệu.

Doanh nghiệp xấc bấc vì quần áo, giày dép Trung Quốc giá siêu rẻ - Ảnh 2.

Chị Thái Trang, quận 5 tăng cường livestream bán hàng trong bối cảnh ế ẩm. Ảnh: Phúc Minh

Chị Nguyễn Thái Trang - tiểu thương kinh doanh tại chợ An Đông, cho biết không chỉ bán quần áo cho khách mà chị còn có xưởng may riêng. Chị đang đau đầu vì quần áo Trung Quốc tràn lan. Chính những nhà sản xuất như chị Trang cũng cảm thấy khó tin trước giá bán của quần áo Trung Quốc.

Theo chị Trang, một bộ quần áo nữ do chính cơ sở chị thiết kế và sản xuất, giá thành thấp nhất phải 150.000 đồng, bán ra trên 200.000 đồng thì mới có lời. Nhưng quần áo Trung Quốc chỉ từ 120.000 đồng. Điều này nếu tồn tại lâu dài sẽ sớm đè bẹp hàng Việt và các cơ sở, doanh nghiệp may mặc trong nước.

Ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Công ty may mặc Dony, một doanh nghiệp có tiếng trong ngành may mặc, cũng bày tỏ lo lắng trước làn sóng hàng Trung Quốc giá rẻ hiện nay. Theo ông, nếu nhà nước không có những chính sách kịp thời can thiệp theo hướng bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, nhiều khả năng doanh nghiệp Việt sẽ khó có thể đứng được trong cơn “sóng dữ” này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.