Thứ năm, 25/04/2024

Xu hướng xuất khẩu số trên thế giới

19/01/2022 6:30 PM (GMT+7)

Doanh thu của thương mại điện tử đã tăng gấp năm lần tại một số nền kinh tế chủ chốt trong giai đoạn đầu của dịch bệnh.

Alibaba.com vừa công bố báo cáo “Toàn cảnh chuyển đổi số Việt Nam B2B 2022”. Theo đó, đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế trên thế giới “chao đảo” kể từ khi xuất hiện vào đầu năm 2020. Thậm chí, các tác động của nó vẫn còn hiện hữu rõ nét cho đến ngày nay.

Xu hướng xuất khẩu số trên thế giới - Ảnh 1.

ảnh minh họa

Doanh thu của thương mại điện tử đã tăng gấp năm lần tại một số nền kinh tế chủ chốt trong giai đoạn đầu của dịch bệnh. Khi các lệnh phong toả bắt đầu được nới lỏng vào năm 2021, mọi người có xu hướng mua sắm bên ngoài nhiều hơn.

Alibaba.com đã chỉ ra các lĩnh vực chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong và sau đại dịch. Lĩnh vực đầu tiên phải kể đến đó là năng lượng. So với năm 2020, ngành năng lượng đã đạt tốc độ tăng trưởng 79% trong năm 2021. Ngoài ra, các lĩnh vực khác ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội hậu COVID-19 bao gồm ngành kim loại, khoáng sản, thiết bị văn phòng và dược phẩm. Cụ thể, ngành kim loại và khoáng sản tăng lần lượt là 46% và 48% so với mức trước đại dịch.

Lĩnh vực thiết bị văn phòng tăng trưởng 31%, một kết quả tất yếu của việc các văn phòng mở cửa lại. Bên cạnh đó, ngành dược phẩm cũng tăng 33%, phần lớn được thúc đẩy bởi việc phát hành vắc xine và những thiết bị phụ trợ khác như kim tiêm.

Làn sóng COVID-19 thứ tư được ghi nhận là nặng nề nhất đối với Việt Nam, nhưng theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê, thị trường xuất, nhập khẩu vẫn ghi nhận những tín hiệu khả quan. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020.

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trên sàn Alibaba.com cũng có những dấu hiệu tích cực. Theo Báo cáo chuyển đổi số B2B Việt Nam 2022, Alibaba.com đã thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian 90 ngày để chỉ ra ba lĩnh vực tiềm năng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể nắm lấy cơ hội mở rộng kinh doanh trên nền tảng này. Những lĩnh vực đó bao gồm:

Thứ nhất, nông nghiệp. Ba dòng sản phẩm nông nghiệp bán chạy nhất trên nền tảng. Vị trí đầu bảng là dầu ăn, với khoảng hơn 300 khách hàng trung bình mỗi ngày và hơn 250.000 sản phẩm cần được bổ sung. Các loại hạt và nhân xếp hạng thứ hai với khoảng hơn 200 khách hàng trung bình mỗi ngày và hơn 3.700 sản phẩm cần được bổ sung. Cuối cùng, hạt giống và củ cây đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách, ghi nhận hơn 200 khách hàng năng động trung bình mỗi ngày và hơn 6.000 sản phẩm được yêu cầu bổ sung. 

Thứ hai, ngành chăm sóc cá nhân và sắc đẹp. Dòng sản phẩm đầu tiên là tóc nối và tóc giả với hơn 3.500 người dùng tích cực trung bình mỗi ngày và hơn 500.000 sản phẩm được yêu cầu bổ sung. Dựa theo phân tích từ công ty, khoảng 500 thương nhân đang chờ lên sàn và 500.000 sản phẩm sẽ được bổ sung cho dòng sản phẩm này. Dòng sản phẩm và dụng cụ chăm sóc da. Dòng sản phẩm này ghi nhận hơn 1.000 người mua hàng tích cực với khoảng hơn 400.000 sản phẩm được bán ra. Hiện tại đang có khoảng 1.500 nhà bán hàng đang chờ lên sàn và xấp xỉ 400.000 sản phẩm sẽ được bổ sung cho hạng mục này.

Sản phẩm và dụng cụ trang điểm có doanh thu lớn thứ ba trong ngành hàng. Lượng khách hàng năng động trung bình một ngày ghi nhận ở mức hơn 1.300 người với hơn 800.000 sản phẩm được yêu cầu. Dựa theo phân tích ngành hàng, có khoảng 2.500 nhà bán hàng đang chờ lên sàn và 800.000 sản phẩm đang chờ được bổ sung.

Thứ ba, là ngành hàng nhà cửa và làm vườn. Nhà cửa và vườn tược tiếp tục là lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến đầy hứa hẹn trong năm 2022.

Dù chưa có số liệu cụ thể nhưng Việt Nam được dự đoán là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử ở mức 2 con số trong năm 2021. Đặc biệt, thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của không ít doanh nghiệp khi các phương thức xuất khẩu truyền thống bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Xu hướng xuất khẩu số trên thế giới - Ảnh 2.

Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, thương mại điện tử xuyên biên giới năm nay tăng trưởng đến 25,7% so với năm ngoái. Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, đánh giá thương mại điện tử Việt Nam những năm gần đây đã có bước phát triển ấn tượng nhờ sự thay đổi trong tư duy của nhiều nhà bán hàng, nhà xuất khẩu. "doanh nghiệp từ chỗ ngại ngần chuyển đổi số, chỉ bán hàng trực tiếp thì nay đã sẵn sàng bán hàng trực tuyến. Đó là thay đổi lớn về mặt nhận thức, tư duy của doanh nghiệp Việt khi đưa sản phẩm ra thế giới" - ông Đặng Hoàng Hải nhận xét.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể cạnh tranh đưa sản phẩm vào các kênh phân phối quốc tế theo cách truyền thống nên đã dồn sức cho xuất khẩu online với chi phí thấp. Dù vậy, để xuất khẩu online hiệu quả, doanh nghiệp phải đầu tư hạ tầng công nghệ một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Còn với doanh nghiệp quy mô lớn, đã xuất khẩu thành công theo cách truyền thống, hình thức bán hàng trực tuyến xuyên biên giới không quá hấp dẫn họ. Chính vì vậy, khi đối mặt dịch Covid-19 và buộc phải chuyển sang khai thác kênh online, họ lúng túng bởi trước nay chỉ có nhân lực cho phương thức B2B (bán buôn), thiếu nhân lực phù hợp cho phương thức bán hàng B2C (bán lẻ đến tận tay người dùng).

Xuất khẩu trực tuyến có thể là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt bởi rất nhiều lợi ích nó mang lại. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp phải tự giải được nhiều bài toán khó.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.