Thứ sáu, 19/04/2024

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Điều tra gian lận, nhập nhèm mã vùng trồng

Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho hay, đơn vị nhận được phản ánh, một số cá nhân nhận ủy quyền làm thủ tục xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc có dấu hiệu gian lận mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói...

Tại Diễn đàn Kết nối nông sản 970 với chủ đề “Mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu” sáng 7/12, đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho hay, đơn vị nhận được phản ánh, một số cá nhân nhận ủy quyền làm thủ tục xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc có dấu hiệu gian lận mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói...

Chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường

Thông tin từ diễn đàn cho biết, năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký 5 Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với các mặt hàng nông sản, gồm: Sầu riêng, chuối, chanh dây, khoai lang và tổ yến.

Điều này mở ra cơ hội rộng lớn cho nông sản Việt Nam xuất khẩu (XK) sang thị trường đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên, cơ hội cũng đi kèm thách thức khi thị trường Trung Quốc ngày càng siết chặt về chất lượng an toàn thực phẩm.

Tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu và Lệnh 249 về biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu. Theo đó, những doanh nghiệp (DN) nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn XK sang thị trường Trung Quốc bắt buộc tuân thủ những quy định mới. Hai lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Điều tra gian lận, nhập nhèm mã vùng trồng - Ảnh 1.

Sầu riêng đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc (Ảnh: Cảnh Kỳ).

Ông Hoàng Khánh Duy - Phó Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn - cho biết, hiện nay còn nhiều DN chưa nghiên cứu kỹ Lệnh 248, 249, nên khi triển khai đăng ký còn nhiều lúng túng, dẫn đến chậm thông quan; hàng nông sản XK chủ yếu vẫn ở sản phẩm thô, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Đặc biệt, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng nhận được phản ánh, một số cá nhân nhận ủy quyền làm thủ tục XK sầu riêng sang Trung Quốc có dấu hiệu gian lận mã số vùng trồng (MSVT), mã số cơ sở đóng gói. UBND tỉnh Lạng Sơn đã nắm được thông tin và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra vụ việc.

Đại diện Công ty Cổ phần Nafoods Group cho hay, với hai sản phẩm chủ lực là chanh leo và sầu riêng, DN đã thiết lập 600ha sản xuất chanh leo an toàn, mục tiêu năm 2023 có thể đạt 2.000ha, có MSVT phục vụ XK. Công ty cũng chuẩn bị có container chanh leo đầu tiên XK chính ngạch sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo đại diện DN này, diện tích trồng chanh leo tại Việt Nam hiện nay khá manh mún, phân tán, do đặc thù nhạy cảm dịch bệnh, quy mô trồng chanh leo chỉ dao động 3-7ha/nông hộ, không có vùng tập trung lớn như sầu riêng hay thanh long. Vì vậy, khâu quản lý và cấp MSVT gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ - cho rằng, hiện nay công tác triển khai, thực hiện cấp mã số đang gặp khó khăn do vùng trồng còn nhỏ lẻ, không liền ranh, khó quản lý.

“Các địa phương cùng Bộ NN&PTNT tăng cường kiểm tra, giám sát, tạo sự minh bạch trong sản xuất, cung ứng, không để gian lận trong việc sử dụng MSVT. Các DN phối hợp để tạo dựng các chuỗi sản xuất, đảm bảo chất lượng, sản lượng khi cung ứng cho đối tác phía Trung Quốc” - ông Nhơn đề xuất.

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính

Bà Phan Thị Thu Hiền (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết, hiện nay, Việt Nam có 7 loại trái cây XK truyền thống sang Trung Quốc, gồm: Xoài, thanh long, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít. Bên cạnh đó, có 5 loại XK theo hình thức ký kết Nghị định thư là măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối và khoai lang.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang XK tạm thời với quả chanh leo và ớt tươi. Các mặt hàng đang tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường là bưởi, na, dừa, roi, chanh… Lô hàng XK phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc.

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính và có sự thay đổi mạnh mẽ, như yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là hình thức biên mậu, tiểu ngạch. Đồng thời, Trung Quốc cũng yêu cầu phải đàm phán mở cửa đối với từng loại sản phẩm; ký kết lại Nghị định thư XK đối với các loại quả truyền thống; yêu cầu khai báo MSVT và cơ sở đóng gói…

Theo ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, sau gần 1 năm Lệnh 248 có hiệu lực, tính đến ngày 5/12, đã có 2.426 mã sản phẩm được cấp phép nhập khẩu vào Trung Quốc. Trong đó, nhiều nhất là các sản phẩm thủy sản, tiếp đến là sản phẩm hạt...

Ông Nam cũng nêu những khó khăn, thách thức khi XK sang Trung Quốc, như: Việc đăng ký online trên hệ thống đăng ký của Hải quan Trung Quốc đòi hỏi DN phải sử dụng công nghệ và ngoại ngữ tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Một số DN vẫn chưa nắm được quy trình, quy định đăng ký DN theo hình thức online. Ngoài ra, còn một vướng mắc như thao tác khai báo thông tin trên hệ thống sai lệch hay tài khoản tự mở không thông qua cơ quan có thẩm quyền duyệt định danh nên bị ảnh hưởng khi làm thủ tục thông quan…


Theo Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam Lê Thanh Hòa, phải gắn kết chặt chẽ giữa các địa phương sản xuất và Cục Bảo vệ thực vật để cấp và quản lý được mã số khoa học, minh bạch. Các DN khi làm thủ tục XK phải công khai, minh bạch, không khai gian lận, mượn MSVT để XK... Nếu bị phát hiện thì hệ lụy rất lớn, thậm chí bị hủy tư cách XK.

Sắp tới, phía bạn sẽ kiểm tra rất nghiêm ngặt mức độ ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hóa chất trong các sản phẩm thực phẩm XK vào Trung Quốc. Do đó, các DN, bản thân các đơn vị đã được cấp MSVT, mã số cơ sở đóng gói phải chủ động cập nhật, nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo theo những yêu cầu từ phía bạn.

Từ nay đến 30/6, nếu DN nào được phép đăng ký trực tiếp phải chủ động cập nhật các hồ sơ, nếu trong trường hợp chưa đủ năng lực có thể thông qua các cơ quan thẩm quyền hỗ trợ việc đăng ký, các hồ sơ nên dịch ra tiếng Trung Quốc sẽ rất thuận lợi cho phía Hải quan Trung Quốc xem xét sau này”.

Theo TPO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hàng không tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, giảm tải pháp lực cao điểm lễ

Hàng không tăng cường hơn 2.000 chuyến bay đêm, giảm tải pháp lực cao điểm lễ

Trong bối cảnh ngành hàng không đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt tàu bay nghiêm trọng, dẫn đến việc giá vé máy bay tăng cao. Các hãng đang nỗ lực ứng phó bằng cách tăng cường bay đêm, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Sau khi thị xã Bến Cát trở thành TP Bến Cát, Bình Dương sẽ có tổng cộng 5 thành phố và là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước.

Hàng không cung ứng gần 1 triệu ghế phục vụ lễ 30/4 -1/5

Hàng không cung ứng gần 1 triệu ghế phục vụ lễ 30/4 -1/5

Dịp lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày vì thế nhu cầu đi lại, du lịch của người dân dự kiến sẽ tăng cao. Trước tình hình trên, các hãng hàng không đã lên kế hoạch, cung ứng khoảng 900.000 ghế trên các đường bay nội địa.

Bến Tre và Saigontourist ký kết hợp tác, thúc đẩy phát triển du lịch

Bến Tre và Saigontourist ký kết hợp tác, thúc đẩy phát triển du lịch

Ngày 16/4, tại Bến Tre, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) và UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác thúc đẩy phát triển du lịch Bến Tre giai đoạn 2024 - 2029.

Giá USD ngân hàng đồng loạt tăng cao vút

Giá USD ngân hàng đồng loạt tăng cao vút

Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 17/4 ở mức 24.231 VND/USD, tăng 90 đồng so với chốt phiên giao dịch hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 22.920-25.442 đồng.