Theo VASEP, các doanh nghiệp (DN) thủy sản đang phải gánh nhiều khoản chi phí dẫn đến chi phí đầu vào cho sản xuất của DN, giá thành sản phẩm tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản và các ngành hàng.
Từ năm 2020 đến nay, với nhiều lý do như "tắc cảng" do đại dịch Covid-19 và nay là giá nhiên liệu xăng dầu tăng, việc đặt container vốn đã khó khăn thì giá cước ở hầu hết các chặng đều tăng 4-5 lần.
Tại thời điểm tháng 6/2022, dù đã giảm một chút, nhưng để xuất được một container (cont) 40 feet qua bờ Đông nước Mỹ (Florida) thì giá cước đã khoảng 16.400USD/cont, tính cả chi phí vận chuyển đường bộ từ nhà máy tại các tỉnh tới TP.HCM (chiếm hơn 60%), thì trung bình 400-410 triệu đồng/cont.
Bà Tạ Thị Hà cho rằng, thủ tục chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác còn nhiều bất cập. Do đó, các DN vẫn còn vướng mắc khi sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác có chứng nhận. Bên cạnh đó, EU vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam sẽ là những thách thức đối với ngành thủy sản 6 tháng cuối năm 2022.
Qua 12 lần tăng giá xăng dầu kể từ đầu năm, hiện nay 40-50% số tàu khai thác hải sản đã nằm bờ. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến giảm 70-80% so với trước.
Theo thống kê của cảng cá Hòn Rớ (Khánh Hòa), cho tới tháng 7/2022, đã có hơn 90% số tàu đánh bắt không được hỗ trợ chi phí xăng dầu đã ngưng hoạt động. Sản lượng hải sản cập cảng cũng giảm từ 30-40%, chủ yếu từ các tàu đánh bắt ngắn ngày. Do nguồn nguyên liệu trong nước giảm mạnh nên các nhà máy chế biến hải sản cũng gặp khó khăn. Các DN buộc phải tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng không đủ cho chế biến.
Giá xăng dầu tăng cũng đẩy chi phí vận chuyển đường bộ, logistics tăng từ 10-20% so với trước. "Đây là bài toán khó đối với các DN thủy sản trong bối cảnh thị trường thủy sản thế giới đã hồi phục sau Covid-19 và các nguồn cung đối thủ đang gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ" - bà Tạ Thị Hà- chuyên gia thị trường cá tra của VASEP nhận định.
Cũng theo bà Hà, thách thức về nguồn nguyên liệu cho chế biến cũng sẽ là rào cản đối với các DN xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những tháng cuối năm. Hiện nay, nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng chiếm 70% nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Do đó, các DN đều có nhu cầu mở rộng các vùng nuôi tập trung để tăng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Tuy nhiên, hiện nay các địa phương đang đô thị hóa nên các biến động từ quy hoạch đất cho sản xuất và những quy hoạch về sử dụng đất đang là thách thực lớn cho DN thủy sản và người nuôi thủy sản. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thủy sản cho sản xuất, xuất khẩu còn thiếu, các thủ tục cho nhập khẩu vẫn còn khó khăn, vướng mắc.
Xuất khẩu thủy sản trong tháng 6/2022 mang về lượng ngoại tệ trên 1 tỷ USD, tương đương tháng 5/2022 và tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả trên, 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu tôm và cá tra vẫn là hai mặt hàng chủ lực, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm lần lượt đạt trên 2,3 và 1,4 tỷ USD.
Trong 6 tháng cuối năm 2022, ngành thủy sản phấn đấu tổng sản lượng đạt 8,73 triệu tấn. Trong đó, sản lượng khai thác là 3,78 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng 4,95 triệu tấn. Sản lượng cá tra là 1,56 triệu tấn; tôm nước lợ là 950.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu 9 tỷ USD.
Đối với xuất khẩu cá tra, tại một hội nghị được VASEP tổ chức vào cuối tháng 6 vừa qua, bà Trương Thị Tuyết Hoa - thành viên HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn, nêu rõ thách thức trong 6 tháng cuối năm nay đối với ngành hàng này là thiếu nguyên liệu và chi phí tăng. Cơ hội "vàng" của cá tra vẫn còn khi có khả năng thay thế cá minh thái (cùng phân khúc cá thịt trắng) ở châu Âu và Mỹ trong lúc nguồn cung cá này bị ảnh hưởng do xung đột Nga - Ukraine.
"Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng đẩy mạnh đàm phán để tháo gỡ việc Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm Mỹ (FSIS) chưa chấp thuận mặt hàng này" - bà Hoa cho hay.
Còn theo ông Trần Đình Luân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, ngành thủy sản có kết quả xuất khẩu kỷ lục trong các tháng đầu năm nhờ dự báo tốt được thị trường nên chủ động nguyên liệu và tranh thủ cơ hội xuất khẩu. Song, thực tế cũng phát sinh những vấn đề mới liên quan đến tăng chi phí và nguy cơ thiếu nguyên liệu vào cuối năm.
"Bộ NNPTNT đã cùng các hiệp hội, ngành hàng đánh giá và khuyến cáo nông dân, DN tranh thủ cơ hội sản xuất và kiểm soát chi phí để duy trì lợi nhuận. Giải pháp hiện nay là hạn chế khâu trung gian, dùng nguyên liệu trong nước để thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu" - ông Luân lưu ý.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.
Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?
Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?