Thứ bảy, 27/04/2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương 2022: Thương mại điện tử vẫn là kênh phân phối quan trọng

24/12/2022 1:00 PM (GMT+7)

Xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng thực chất, thương mại điện tử xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng... là những điểm nhấn nổi bật của ngành Công Thương trong năm 2022.

1. Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

 

Với việc phát huy hiệu quả rõ rét trong tháo gỡ khó khăn, sản xuất công nghiệp của cả nước phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao. Dự kiến năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 9%, đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng khoảng 9%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (4,82%) và cao hơn kịch bản tăng trưởng tại Nghị quyết 1 (tăng 6,4 - 7,3%).

 

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì động lực của toàn ngành, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến chế tạo dự kiến tăng trên 9% năm 2022, đóng góp hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Công nghiệp ở các địa phương đã nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất với 61 địa phương trên cả nước có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với năm 2021.

 

2. Xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới

 

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, tổng cầu giảm sút, nhu cầu các thị trường xuất khẩu lớn suy yếu, Bộ Công Thương đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp. Cùng với đó là sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất của doanh nghiệp xuất khẩu, khai thác hiệu quả các FTA. Theo đó, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn và duy trì được mức tăng trưởng cao, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế đất nước.

 

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương 2022: Thương mại điện tử vẫn là kênh phân phối quan trọng - Ảnh 1.

Xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới với hơn 732 tỷ USD.

 


 

Dự kiến cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 732 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu tăng khoảng 10,5%, đạt khoảng 371,5 tỷ USD, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%). Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với thặng dư gần 11 tỷ USD.

 

3. Hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu

 

Việc Bộ Công Thương tập trung triển khai các biện pháp đồng bộ để nâng cao tính tự lực, tự cường của nền kinh tế đã góp phần đưa xuất khẩu sang thị trường các nước mới có quan hệ thương mại tự do theo các Hiệp định định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có mức tăng trưởng trên 20%, thậm chí có một số thị trường trên 30%. Nhiều mặt hàng nông nghiệp có giá trị gia tăng cao đã khai thác tốt cơ hội tại các thị trường FTA mới.

 

Các thành tựu trên đã giúp đa dạng hóa thị trường, tránh bị phụ thuộc vào một số thị trường nhất định cũng như chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng ngày càng cao hơn. Các sáng kiến của Việt Nam được quốc tế và khu vực đồng thuận, đánh giá cao; duy trì, thúc đẩy hợp tác với các nước đối tác truyền thống, các nước láng giềng và các đối tác lớn tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam.

 

4. Thương mại điện tử xếp thứ 5 thế giới về tốc độ tăng trưởng

 

Hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Bước vào giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương 2022: Thương mại điện tử vẫn là kênh phân phối quan trọng - Ảnh 2.

 

Thương mại điện tử vẫn là kênh phân phối quan trọng.

 

Thông qua các chương trình kết nối thương mại điện tử do Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương tổ chức trong năm 2022 cũng như các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với các đối tác là sàn thương mại điện tử quốc tế lớn, các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam có thể xuất khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất đến thị trường của nhiều quốc gia trên thế giới theo các kênh thương mại điện B2B, B2B2C.

 

5. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại

 

Bộ Công Thương đã phát huy sáng kiến tổ chức công tác giao ban xúc tiến thương mại của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện hàng tháng nhằm cung cấp thông tin về thị trường, những chính sách, quy định mới về thị trường và các khuyến nghị kịp thời cho các doanh nghiệp.

 

Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại cũng tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng kịp thời đổi mới, đa dạng hóa phương thức xúc tiến thương mại, qua đó hỗ trợ thiết thực có hiệu quả cho các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương. Bộ cũng đã tổ chức hàng trăm phiên tư vấn, kết nối thông tin thị trường cho các hiệp hội, doanh nghiệp và địa phương mà ở đó, các Thương vụ đóng vai trò vừa là cầu nối vừa là nhà tư vấn thị trường xuất khẩu. Qua đó góp phần quan trọng vào kết quả và thành tích ấn tượng của xuất khẩu Việt Nam năm 2022.

 

6. Triển khai hiệu quả biện pháp phòng vệ thương mại

 

Trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) của nước ngoài và đã đem lại những kết quả tích cực. Nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường quan trọng, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

 

Các biện pháp PVTM đã có tác động tích cực đến một số ngành đóng vai trò quan trọng như mía đường, sorbitol..., giúp đảm bảo việc làm và thu nhập cho nông dân, người lao động. Theo ước tính, các biện pháp PVTM đã góp phần đảm bảo việc làm của gần 150.000 người lao động. Ngoài ra, trong năm 2022, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các ngành sản xuất trong nước xử lý 16 vụ việc PVTM của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của nước ta, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất và xuất khẩu.

 

7. Thị trường trong nước phục hồi mạnh mẽ

 

Thị trường trong nước ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng cao, vượt gấp 2,7 lần so với kế hoạch của ngành. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng cơ bản hàng hóa thiết yếu cho người dân, góp phần kiểm soát lạm phát trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa phục hồi mạnh sau đại dịch COVID-19 và thị trường thế giới có biến động lớn.

 

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương 2022: Thương mại điện tử vẫn là kênh phân phối quan trọng - Ảnh 3.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm quan các gian hàng Việt Nam tại Chương trình Thương hiệu Quốc gia.

 


 

Sau hai năm liên tục giảm do ảnh hưởng của đại dịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm nay đã bật tăng mạnh trở lại. Quy mô và dung lượng thị trường trong nước năm 2022 đạt mức tăng trưởng rất cao so với năm trước. Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 ước đạt khoảng 5.639,5 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021 (kế hoạch tăng 8%).

 

8. Đảm bảo cung ứng điện an toàn, tin cậy

 

Để chuẩn bị cho cung ứng điện năm 2022, Bộ Công Thương đã có các chỉ đạo cụ thể đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan về các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho năm 2022.

 

Thực tế, việc cung ứng điện năm 2022 của toàn hệ thống điện quốc gia đã được đảm bảo, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân cả nước, đặc biệt là trong các dịp nghỉ lễ, tết dài ngày và trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao lớn của đất nước.

 

9. Kiện toàn cơ cấu tổ chức

 

Ngày 29/11/2022, Chính p

 

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương 2022: Thương mại điện tử vẫn là kênh phân phối quan trọng - Ảnh 4.

Bộ Công Thương kiện toàn cơ cấu tổ chức theo Nghị định 96 của Chính phủ.

 


 

Nghị định 96 của Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương bao gồm 28 đơn vị, trong đó thêm 1 đầu mối. Trong các đơn vị của Bộ Công Thương, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ được tổ chức 3 phòng.

 

10. Luật Dầu khí sửa đổi được Quốc hội thông qua

 

Tại Phiên họp ngày 14/11/2022 Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 gồm 11 chương, 69 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.

 

Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 đã thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với các điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí với nhiều chính sách mới. Luật Dầu khí số được kỳ vọng sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.


Theo Doanh nghiệp Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

Trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết TP.HCM được nhiều người quan tâm, đặc biệt là việc TP.HCM có mưa trong dịp này không.

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Bốn cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử vừa bị xử phạt trên 132 triệu đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Sở GTVT TP.HCM dự kiến điều chỉnh dải phân cách, chia đường Phạm Văn Đồng thành 3 làn ô tô và 3 làn hỗn hợp, nhằm tránh tình trạng xe máy đi lấn vào làn ô tô.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay, tàu hoả, xe khách... trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn để về quê, đi du lịch trong bối cảnh vé máy bay đắt đỏ.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) sẽ đóng vai trò là ngọn hải đăng, là chất xúc tác cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM.