Chủ nhật, 24/11/2024

10 tỉnh bị điểm tên vì còn sai phạm trong khai thác thủy sản

27/06/2022 11:00 AM (GMT+7)

Sau 5 năm triển khai chống hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để tiến tới gỡ “thẻ vàng” IUU của Ủy ban châu Âu (EC).

Đã hoàn thiện hệ thống pháp luật để tiến tới gỡ thẻ vàng IUU

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), sau 5 năm triển khai các hoạt động chống khai thác IUU, đến nay, hệ thống pháp luật về thủy sản đã được hoàn thiện và cơ bản đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, chống khai thác IUU; công tác quản lý đội tàu từng bước đi vào nền nếp, giảm dần số lượng tàu cá và nghề khai thác ảnh hưởng đến ngư trường nguồn lợi thủy sản để giảm cường lực khai thác.

Theo đó, Bộ NNPTNT đã phân bổ hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản ở vùng khơi, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển đã công bố hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản ở vùng ven bờ và vùng lộng. 

Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) cơ bản đã hoàn thiện đối với khối tàu từ 15m trở lên. Số lượng tàu cá đã thực hiện đánh dấu theo quy định là 88.545/91.716 tàu (đạt 96,5%).

Nhìn lại 5 năm chống khai thác IUU: Còn rất nhiều việc phải làm!  - Ảnh 1.

Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để tiến tới gỡ “thẻ vàng” IUU của Ủy ban châu Âu (EC). Trong ảnh: Ngư dân Bình Định đưa cá ngừ đại dương lên bờ. Ảnh: Dũ Tuấn

Từ quý IV/2021, Bộ đội Biên phòng đã làm thủ tục xuất, nhập bến cho 409.823 lượt tàu cá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá trước khi xuất bến đi khai thác phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ, trang thiết bị, lao động trên tàu theo quy định.

Từ quý IV/2021, Bộ đội Biên phòng đã làm thủ tục xuất, nhập bến cho 409.823 lượt tàu cá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá trước khi xuất bến đi khai thác phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ, trang thiết bị, lao động trên tàu theo quy định.

Tính đến ngày 16/6/2022, công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đạt 93,4% (28.079/30.074 tàu).

Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác tại vùng biển Việt Nam được kiểm soát theo chuỗi qua cơ chế xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác hải sản đảm bảo thống nhất với hồ sơ kiểm soát tàu ra vào cảng. 

Năm 2021 cấp được 3.300 giấy chứng nhận với 43.998 tấn sang các thị trường yêu cầu chứng nhận khai thác, trong đó xuất khẩu vào thị trường EU được 2.715 giấy với khối lượng đạt 31.881 tấn. 

Từ đầu năm 2022 đến ngày 15/6/2022, đã cấp 1.581 giấy với khối lượng đạt 21.389 tấn. Tính đến tháng 6/2022 tất cả các lô hàng thủy sản khai thác được xác nhận cam kết đều được thông quan, chưa có lô hàng nào có vướng mắc hoặc trả về do nguyên nhân xác nhận cam kết IUU.

Đáng chú ý, theo Tổng cục Thủy sản, đến nay đã ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương; từ quý IV/2021 đến nay, đã kịp thời ngăn chặn, yêu cầu 210 tàu cá vi phạm vùng biển các nước trong khu vực quay về vùng biển Việt Nam.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm ở các nước trong khu vực vẫn tiếp tục xảy ra, có giảm so với trước nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt. Từ đầu năm 2022 đến nay, tiếp tục xảy ra 35 vụ/50 tàu/449 ngư dân tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Tiền Giang, Khánh Hòa, Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu và Quảng Ngãi bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.

Không chấm dứt vi phạm ở vùng biển nước ngoài, khó gỡ "thẻ vàng" IUU

Ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, phía EC khẳng định, nếu không ngăn chặn, chấm dứt được tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài sẽ không gỡ cảnh báo "thẻ vàng" IUU.

Do vậy, để gỡ cảnh báo "thẻ vàng" IUU, Bộ NNPTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo người đứng đầu các ban, bộ, ngành T.Ư có liên quan và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư ven biển đề cao trách nhiệm, trực tiếp chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, sâu sát hơn nữa, hiệu quả hơn nữa để chống khai thác IUU có kết quả, thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo quốc gia về IUU, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách cần tập trung nguồn lực tổ chức triển khai thực.

Bộ Quốc phòng chủ trì cùng với Bộ Công an và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tập trung triển khai các giải pháp kiên quyết xử lý, ngăn chặn triệt để tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. 

Điều tra, xử lý, xử phạt dứt điểm hành vi cố tình hoặc các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư ven biển khẩn trương rà soát, thực hiện cấp giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá, đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá.

Thực hiện nhập dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia theo quy định để đáp ứng yêu cầu việc tra cứu thông tin, quản lý tàu cá ra vào cảng cá.

Bộ NNPTNT cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, sớm phê duyệt đề án "Phòng, chống khai thác IUU đến năm 2025" để nâng cao năng lực, triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống khai thác IUU, sớm gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC. 


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.

Hút xì gà sẽ phải đóng thêm bao nhiêu tiền thuế?

Hút xì gà sẽ phải đóng thêm bao nhiêu tiền thuế?

Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.