Ngày 28/7, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đã có tờ trình gửi Thường trực HĐND tỉnh về việc xây dựng, điều chỉnh bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh.
Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mặc dù bảng giá đất đã được điều chỉnh tăng mức giá nhiều lần nhưng sau đó, giá đất trên thị trường vẫn tiếp tục có xu hướng tăng và cần thiết phải điều chỉnh.
Qua công tác tổng hợp, giá đất cụ thể của đất nông nghiệp để tính bồi thường trong năm 2020 - 2021 tại địa bàn tỉnh đều cao hơn gấp nhiều lần so với giá đất tối đa của khung giá Chính phủ quy định và cao hơn gấp nhiều lần so với giá đất tối đa tại bảng giá đất thuộc Quyết định 38.
Ngoài ra, tổng hợp giá đất cụ thể đối với đất ở đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2020 - 2021 theo kết quả khảo sát của đơn vị tư vấn cho thấy giá đất trên thị trường có biến động tăng so với giá đất tại Quyết định số 38.
Do đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng cần thiết phải điều chỉnh bảng giá đất tại Quyết định 38 để phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013.
Về các phương án, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề xuất điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp (cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản) tại khu vực đô thị và khu vực nông thôn.
Cụ thể, đối với khu vực đô thị, đề xuất điều chỉnh quy định giá đất trồng cây lâu năm và hàng năm bằng nhau, áp dụng theo khung giá đất tối đa theo Nghị định của Chính phủ và cộng thêm 50% so với mức giá tối đa. Còn đất nuôi trồng thủy sản sẽ bằng 83,33% giá đất trồng cây lâu năm theo vị trí tương ứng (tăng 25% theo Quyết định 38).
Đối với khu vực nông thôn, đất trồng cây lâu năm và hàng năm tại vị trí 1 (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) là 300.000 đồng/m2 (tăng 25); các địa bàn còn lại được xác định điều chỉnh theo tỷ lệ tương ứng tại Quyết định 38. Các vị trí 2,3,4,5 được xác định theo hệ số giá đất nông nghiệp của các vị trí đất nông nghiệp tại quyết định trên.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề xuất điều chỉnh tăng giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất thương mại dịch vụ. Cụ thể, phương án 1 là giá đất vị trí 1 (2022) bằng giá đất tại vị trí 1 Bảng giá đất (Quyết định 38) nhân với hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021. Theo phương án này, bảng giá đất ở điều chỉnh bằng 1,1 - 1,7 lần so với Quyết định 38.
Phương án 2, TP.Vũng Tàu, TP.Bà Rịa và các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và Long Điền áp dụng theo hệ số 1,78 cho tất cả các tuyến đường khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Huyện Côn Đảo áp dụng hệ số 2,78 cho tất cả các tuyến đường. Thị xã Phú Mỹ áp dụng hệ số 2,2 cho tất cả các tuyến đường,...
Phương án 3, xây dựng theo hệ số giá đất cụ thể đã được UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2021. Cụ thể, TP.Vũng Tàu (2,26), TP.Bà Rịa (2,33), Thị xã Phú Mỹ (4,13), huyện Châu Đức (2,26), huyện Xuyên Mộc (2,68), huyện Đất Đỏ (4,53), huyện Côn Đảo (6,13).
Ngoài ra, giá đất rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cũng được đề xuất điều chỉnh tăng.
Cũng theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, việc điều chỉnh bảng giá đất sẽ có ảnh hưởng, tác động đến thị trường bất động sản địa phương. Tuy nhiên, song song với việc điều chỉnh, UBND tỉnh và Sở Tài chính cũng đang xem xét phương án hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 nhằm đảm bảo không có sự chênh lệch lớn so với năm 2021.
Bảng giá đất điều chỉnh (quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38) sẽ có hiệu lực áp dụng trong tháng 9.
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.