Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã thống nhất với phương án của Sở Kế hoạch và Đầu tư (tổ trưởng Tổ công tác) về chấm dứt, bãi bỏ thực hiện dự án này theo hợp đồng BT.
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng (Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng) nằm ở vị trí "vàng" trong quận 3 với 4 mặt tiền đường là Nguyễn Đình Chiểu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Văn Tần và Pasteur.
Dự án được cơ quan quản lý chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức BT từ năm 2008 và triển khai vào tháng 3/2010, do Công ty TNHH An Tạo và Tổng công ty Đền bù giải tỏa được chỉ định đầu tư. Tuy nhiên, sau đó Công ty TNHH An Tạo rút lui.
Tháng 1/2018, UBND TP.HCM chỉ định liên danh giữa Tổng công ty cổ phần Đền bù giải tỏa và Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt (thường gọi là Bất động sản Phát Đạt) là nhà đầu tư. Tuy nhiên, dự án sau đó tiếp tục bị kéo dài do nhiều nguyên nhân, trong đó có vướng mắc quanh các khu đất thành phố dùng để thanh toán hợp đồng BT cho nhà đầu tư.
Lãnh đạo TP.HCM dự kiến phương thức đầu tư mới cho dự án là đầu tư công.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng vừa giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp các sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án do Sở Văn hóa và Thể thao lập. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm Tham mưu, đề xuất UBND thành phố trình HĐND quyết định chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp cuối năm 2024.
Chủ tịch UBND TP.HCM giao các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình thẩm định, khẩn trương có ý kiến thuộc chuyên môn, lĩnh vực quản lý; đảm bảo hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đạt chất lượng cao, mang tính khả thi để triển khai nhanh, đồng bộ; đáp ứng mục tiêu, quy mô và hiệu quả của công trình, phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao và chăm lo sức khỏe cho người dân thành phố.
Theo đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao, mật độ xây dựng của dự án sẽ là 50%, hệ số sử dụng đất 2.0. Công trình sẽ có ba tầng nổi và 3,5 tầng hầm. Tổng diện tích sàn (tính cả phần ngầm) là hơn 59.600 m2. Công trình sẽ đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu 13 môn thể thao như: bóng chuyền, bóng rổ, đấu kiếm, cầu lông, võ vật, bóng ném... với 4.000-5.000 ghế ngồi.
Theo kế hoạch, trường hợp có thi tuyển phương án thiết kế, thành phố sẽ thực hiện vào năm sau, khởi công năm 2026 và hoàn thiện năm 2028.
Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.