'Bảo bối' để du lịch Hà Nội đạt mục tiêu đón hơn 30 triệu lượt khách du lịch năm 2025
PV (tổng hợp)
28/03/2025 11:23 AM (GMT+7)
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Thủ đô ước đạt 1,85 triệu lượt (tăng 17,4%), khách nội địa đạt 5,45 triệu lượt (tăng 6%), tổng thu từ khách du lịch đạt gần 30.000 tỉ đồng tăng 11,3%.
Trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709 ngàn lượt khách và khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu lượt khách.
Tổng lượng khách đến thành phố Hà Nội trong 3 tháng đầu năm là 7,3 triệu lượt khách, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,85 triệu lượt (tăng 17,4%), khách nội địa đạt 5,45 triệu lượt (tăng 6%). Tổng thu từ khách du lịch đạt 29.930 tỉ đồng, tăng 11,3%.
Hiện tại, Hà Nội có 3.761 cơ sở lưu trú với hơn 71.000 phòng, trong đó có 85 khách sạn xếp hạng từ 1-5 sao. Tuy nhiên, công suất sử dụng phòng khách sạn trong tháng 3-2025 chỉ đạt 62,25%, giảm nhẹ so với năm trước.
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu đón trên 30 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 7 triệu lượt khách quốc tế, còn lại là khách nội địa. Tổng doanh thu từ du lịch dự kiến vượt 130.000 tỉ đồng.
Get on Hanoi 2025 là sự kiện mở màn cho trên 60 chuỗi các hoạt động văn hoá, lễ hội, du lịch tại thủ đô.
Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, cho biết: ngành du lịch Thủ đô sẽ xây dựng Kế hoạch tổ chức khai trương, ra mắt các sản phẩm du lịch mới: Sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với các giá trị di sản - di tích tại điểm du lịch Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng; tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội” tại các huyện: Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên...
Bên cạnh đó là mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức; mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn tại xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ...
Theo kế hoạch, ngành du lịch Hà Nội sẽ giới thiệu hai tuyến du lịch văn hóa kết nối với khu vực phía Nam và phía Tây thành phố, ra mắt một điểm du lịch cộng đồng tại huyện Mỹ Đức đồng thời triển khai một số mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn cùng các sản phẩm du lịch đêm.
Cùng với đó, Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới tại những khu vực có tiềm năng và lợi thế, bao gồm du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch trải nghiệm, du lịch sông Hồng, du lịch bay trực thăng, bay khinh khí cầu và du lịch ứng dụng công nghệ thực tế ảo.
Riêng đối với hoa sen, Hà Nội đang nỗ lực khôi phục, mở rộng diện tích trồng sen bách diệp - giống sen quý của hồ Tây tại khu vực hồ Tây và vùng phụ cận; đồng thời, phát triển hàng chục sản phẩm từ sen mà nổi bật nhất là trà sen, lụa tơ sen. Hà Nội dự kiến nâng diện tích trồng sen từ 600 ha hiện nay lên 900 ha trong thời gian tới, với sự kết hợp chặt chẽ giữa khai thác sản phẩm từ nông nghiệp với hoạt động du lịch.
Gần đây, những đơn vị công lập của thủ đô cũng đang có bước chuyển mình khi kết hợp với doanh nghiệp tư nhân để tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa và di sản. Mới nhất, Nhà hát Cải lương Hà Nội giới thiệu chương trình “Cải lương - Tinh hoa nghệ thuật Việt” tại rạp Chuông Vàng từ tháng 3.
Du khách đến với rạp hát hơn 100 năm tuổi này có thể thưởng thức các vở diễn cải lương đặc sắc, dàn dựng công phu, tái hiện những trường đoạn, giai điệu kinh điển. Đồng thời, không gian nghệ thuật “Chạm” được trưng bày ngay tại rạp sẽ đem đến những kiến thức, cơ hội tiếp xúc gần gũi với nghệ thuật cải lương truyền thống của Việt Nam.
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.