Trong đợt tái bùng phát lần thứ 4 của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố đã phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và tác động trực tiếp tới sản xuất công nghiệp.
Sự sụt giảm của toàn ngành công nghiệp đã kéo theo lĩnh vực bất động sản công nghiệp có những ảnh hưởng liên quan. Các hoạt động cho thuê đất, xây xưởng gần như không diễn ra, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng trở nên điêu đứng.
Tuy nhiên, chia sẻ với PV Dân Việt, nhiều chuyên gia nhận định, sẽ không xảy ra tình trạng đứt gãy dòng vốn FDI bởi bất động sản công nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế "đường dài".
Ngoài ra, trong những tháng cuối năm, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ khá ổn định và một số nơi có dấu hiệu tăng giá tốt, đơn cử như các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng… Tuy nhiên, sẽ có sự phân hóa rõ rệt về khả năng phục hồi thị trường bất động sản công nghiệp của các khu vực trên cả nước.
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn đánh giá, Việt Nam có nhiều lợi thế cho thị trường bất động sản công nghiệp phát triển, từ yếu tố kho bãi đến nhân công. Dù bối cảnh Covid-19 gây ra nhiều khó khăn nhưng đây là tác động chung nên Việt Nam vẫn sẽ là "điểm sáng" cho nhà đầu tư nước ngoài tìm đến.
Nhìn nhận về khả năng bứt phá của thị trường bất động sản công nghiệp trong thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng, miền Bắc phục hồi sớm nhất, khoảng tháng 11 thị trường sẽ cân bằng lại như thời điểm trước dịch bệnh. Trong khi đó, miền Trung, TP.HCM và các tỉnh miền Nam sẽ chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với trước dịch do mức độ ảnh hưởng trong đợt tái bùng phát dịch lần thứ 4 ở các khu vực là khác nhau.
Còn theo ông Đoàn Duy Hưng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu tư Khu công nghiệp Việt Nam (IIP VIETNAM) cho rằng, để có sự hồi phục nhanh chóng, đồng đều cũng như tăng trưởng vượt bậc, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp phải không ngừng đổi mới, xây dựng tiềm lực cũng như uy tín của mình.
Bởi theo ông Hưng, khi Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế trên thế giới như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt để mang được vốn đầu tư cũng như công nghệ từ nước ngoài đổ về. Hơn nữa, khi các nhà đầu tư lớn đổ tiền vào Việt Nam, đồng nghĩa họ cũng sẽ có sự sàng lọc kỹ càng đối với các doanh nghiệp trong nước, từ đó, những doanh nghiệp nào làm tốt, thể hiện tốt sẽ thu hút được đầu tư và ngược lại.
"Việc thu hút đầu tư dự án bất động sản công nghiệp, ngoài vốn, các chính sách ưu đãi, còn phụ thuộc vào uy tín thương hiệu và khả năng kết nối khách hàng của chủ đầu tư. Doanh nghiệp nào có quan hệ tốt trên trường quốc tế thì sẽ có khả năng thu hút cao hơn", ông Hưng chia sẻ.
Gợi ý giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp dễ dàng hồi phục cũng như thu hút dòng vốn đầu tư, ông Đoàn Duy Hưng cho rằng, những tập đoàn đầu tư bất động sản lớn ở Việt Nam có thể thành lập các phòng xúc tiến ở nước ngoài, làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam để có thể cạnh tranh với nhà đầu tư ngoại cũng như tiếp cận với phương thức xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thay đổi cách thức đầu tư hạ tầng, cung ứng dịch vụ hậu cần theo hướng chuyên nghiệp hơn thông qua nền tảng công nghệ 4.0.
"Việc cạnh tranh là điều không tránh khỏi, nhưng việc cạnh tranh này sẽ giúp cho nhà đầu tư nội dần trưởng thành, tiến tới tiệm cận năng lực với nhà đầu tư quốc tế", ông Hưng nhấn mạnh.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 10 tháng đầu năm 2021 theo hình thức đăng ký mới, điều chỉnh vốn và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong số 23,74 tỷ USD vốn FDI thu hút trong 10 tháng, có 1.375 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt trên 13 tỷ USD (tăng 11,6% so với cùng kỳ); 776 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 7,09 tỷ USD (tăng 24,2%) và 3.063 lượt góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp đạt 3,63 tỷ USD (giảm 40,6%).
Thời gian qua, giá thuê bất động sản bán lẻ có xu hướng tăng trưởng nhờ tình hình hoạt động tốt của các chuỗi thương hiệu F&B, trung tâm vui chơi trẻ em...
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng dù đã đạt hơn 90% khối lượng nhưng do những khó khăn vướng mắc nên phải chờ Chính phủ gỡ vướng.
ACV cho rằng việc đầu tư đường cất hạ cánh số 2 giúp nâng cao năng lực khai thác hệ thống sân đường khu bay, đảm bảo an toàn và khai thác hiệu quả các công trình đã đầu tư thuộc dự án sân bay Long Thành.
Quý 3 vừa qua, giá căn hộ chung cư mở bán mới tại TP.HCM trung bình giảm 12% xuống còn 68 triệu đồng/m2.
Đại diện Sở GTVT, TP.HCM cho biết giải pháp làm đường trên cao là một trong những phương án hiệu quả nhằm giảm ùn tắc và kẹt xe tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay.
Ảnh hưởng kinh tế khó khăn, nhiều cơ sở kinh doanh tại một số tuyến đường trung tâm quận 1 TP.HCM đã phải trả mặt bằng. Nhưng điều này không cũng kéo giảm giá thuê xuống quá nhiều.