Sau nỗ lực siết chặt hơn trong dịp lễ Quốc Khánh 2/9, tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát ở một số nơi, nhưng nhìn chung vẫn còn diễn biến phức tạp, với số ca nhiễm luôn ở mức cao, không chỉ ở các tỉnh phía Nam mà có chiều hướng lan rộng ra nhiều tỉnh thành trên cả nước. Sự bùng phát lan rộng này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều người dân, đến sản xuất của nhiều doanh nghiệp, trong đó có sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có vai trò quan trọng, bởi phân bón đóng góp đến 35-40% năng suất cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay giá phân bón tăng liên tục, có sản phẩm tăng gần 100% như urê từ 6.700 đồng tăng lên gần 12.000 đồng/kg, điều này gây ra lo ngại cho bà con trong đầu tư, nhất là khi vụ Thu Đông và Đông Xuân đang đến gần. Giá phân bón tăng cao được nhiều chuyên gia phân tích là do tình hình dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu khiến các ngành sản xuất nguyên liệu, ngành vận tải gặp khó khăn, dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm nguồn cung, làm cho giá nguyên liệu tăng cao, có loại tăng trên 200% như amoniac, lưu huỳnh...
Mặt khác, để kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp "3 tại chỗ" đang phải căng mình chịu các chi phí duy trì và vận hành để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.Đầu vào đã khó khăn, đầu ra cũng không mấy dễ dàng khi hàng từ nhà máy xuất đi đến hệ thống phân phối và bà con nông dân còn vướng nhiều khó khăn bởi nhiều địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16. Nếu các doanh nghiệp không có giải pháp tốt sẽ dẫn đến giá thành sản xuất bị đội lên cao, điều này đồng nghĩa với việc đẩy thêm khó khăn lên vai nông dân, bởi chi phí phân bón chiếm từ 22-30% tổng chi phí giá thành sản xuất của bà con.
Theo đại đa số nông dân, đặc biệt là nông dân ĐBSCL, vùng đất chuyên trồng lúa, rau quả và cây ăn trái, chi phí đầu vào dành cho vụ sau thường được quyết định bởi doanh thu đầu ra vụ trước. Thế nhưng, đầu ra của bà con hiện đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn về thị trường tiêu thụ mặc dù ngành nông nghiệp đang ra sức đẩy mạnh các chương trình "kết nối nông sản" của các vùng. Hàng triệu tấn nông sản như lúa, bưởi, xoài, ổi, thanh long, dưa hấu, khoai lang… đang và sắp thu hoạch tiếp tục có nguy cơ ách tắc, tiêu thụ chậm, rớt giá, nông dân không có lời, bị thua lỗ… do thị trường xuất khẩu thu hẹp, tiêu thụ trong nước chật vật, người dân hạn chế tiêu dùng, cung vượt cầu trong bối cảnh hiện tại, làm cho giá cả nhiều mặt hàng nông sản giảm sâu. Đứng trước bối cảnh giá phân bón đang ở mức cao và giá nông sản đang bị ảnh hưởng giảm, bà con sẽ phải cân nhắc rất kỹ trong vấn đề đầu tư cho mùa vụ mới.
Trước thực trạng khó khăn trên, ông Ngô Văn Đông – Tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền chia sẻ: "Chúng tôi đang nỗ lực thực hiện tốt công tác phòng chống dịch để đảm bảo duy trì sản xuất và cung ứng phân bón, đồng thời rà soát từng khâu như cắt giảm và tối ưu hóa các chi phí truyền thông - quảng cáo bằng cách tăng cường áp dụng công nghệ 4.0, trao đổi và làm việc với hệ thống phân phối để chuẩn bị hàng hóa cũng như hỗ trợ cước vận chuyển để đưa hàng hóa về sớm, tránh tình trạng thiếu hàng cục bộ đẩy giá lên cao gây bất lợi cho nông dân. Cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong canh tác cho bà con như "Canh tac lúa thông minh" nhằm góp phần giúp bà con ổn định tâm lý sản xuất khi vụ Thu Đông và Đông Xuân đang cận kề".
Cụ thể hóa cho những chỉ đạo, Bình Điền đã cùng lúc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, như: tiết giảm và tối ưu hóa các chi phí liên quan đến truyền thông - quảng cáo, tư vấn khoa học kỹ thuật cho nông dân từ quý 3 và 4/2021 bằng cách tăng cường chuyển đổi nhiều hoạt động trực tiếp sang trực tuyến; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu hiện tại, tăng cường tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu; tính toán các phương án hỗ trợ vận chuyển hàng về đại lý đảm bảo giá bán đến nông dân không quá cao so với giá xuất bán tại nhà máy. Cùng với đó, trong tháng 9, Bình Điền sẽ cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL triển khai tổng kết và chuyển giao chương trình "Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu" cho nông dân. Đây cũng là một trong những cách giúp bà con sử dụng phân bón tiết kiệm, giảm chỉ phí đầu vào, gia tăng lợi nhuận cho mùa vụ mới.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.
Dịp lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thương hiệu sách, hoa, quần áo, giày dép… đồng loạt tung các chương trình tri ân hấp dẫn dành cho thầy cô.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng tuyệt đối không được quảng cáo thực phẩm chức năng như là thuốc chữa bệnh; không thổi phồng công dụng của sản phẩm.