Foxconn, công ty lắp ráp hầu hết iPhone trên thế giới cho Apple, đang vận hành một nhà máy khổng lồ tại Devanahalli, Ấn Độ. Những tòa nhà sang trọng mọc lên trên khu đất rộng 300 mẫu Anh là minh chứng cho khoản đầu tư ước tính 2,5 tỷ USD.
Tại Ấn Độ, Apple đang tăng gấp đôi khoản cược của mình. Các nhà phân tích tại Counterpoint Research tính toán rằng quốc gia tỷ dân này đã thành công đáp ứng 18% nhu cầu iPhone toàn cầu vào đầu năm nay, chỉ 2 năm sau khi Foxconn bắt đầu sản xuất iPhone tại Ấn Độ. Đến cuối năm 2025, với nhà máy Devanahalli, Foxconn dự kiến sẽ lắp ráp từ 25 đến 30% nhu cầu iPhone.
Nhà máy Devanahalli có quy mô lớn nhất trong số nhiều nhà máy sản xuất. Cần cẩu hoạt động suốt ngày đêm. Hiện đã có khoảng 8.000 người làm việc tại 2 tầng nhà máy. Trong tương lai, con số sẽ tăng lên 40.000.
Đây là cơ hội lớn cho lao động địa phương và chủ đất. Chuỗi cung ứng chắp vá của các ngành công nghiệp nhỏ hơn đang cùng hợp nhất tại vùng đất trung tâm Ấn Độ. Các doanh nghiệp bán cho Foxconn nhiều loại hàng hóa và dịch vụ mà công ty này cần để sản xuất iPhone.
Những thay đổi do Foxconn thúc đẩy đang lan rộng khắp Bengaluru, một thành phố có 8 triệu dân. Thu nhập tăng 10-15%, trong khi các doanh nghiệp âm thầm thực hiện các thỏa thuận cung cấp cho Foxconn và các nhà thầu khác của Apple.
Ấn Độ đã nỗ lực hướng tới bước đột phá này trong một thời gian dài. Thủ tướng đầu tiên của nước này, Jawaharlal Nehru, đã gọi các đập thủy điện, nhà máy thép và viện nghiên cứu là “ngôi đền của Ấn Độ hiện đại”. Năm 2015, Thủ tướng Narendra Modi tiếp tục công bố chính sách “Made in India”, đồng thời kể từ năm 2020 cam kết chi 26 tỷ USD trợ cấp cho các mục tiêu sản xuất chiến lược.
Lý do cấp bách nhất của Ấn Độ khi phát triển công nghiệp là tạo ra việc làm. Gần một nửa số công nhân nước này chỉ tham gia vào nông nghiệp. Với dân số đạt đỉnh, Ấn Độ cần khoảng 10 triệu việc làm mới mỗi năm chỉ để đáp ứng nhu cầu.
Một vấn đề khác là các nhà máy điện tử của Ấn Độ vẫn cần nhập khẩu một số linh kiện. Những người hoài nghi sự thành công của Ấn Độ trong khâu lắp ráp cuối cùng thường phàn nàn rằng có quá ít thiết bị được sản xuất tại quốc gia tỷ dân.
Apple đang tìm nguồn cung ứng nhiều hơn các bộ phận tại địa phương, từ vỏ máy, kính chuyên dụng và sơn. Hãng vốn cũng được chính phủ Ấn Độ yêu cầu phải tìm nguồn cung ứng 30% giá trị sản phẩm ngay tại Ấn Độ vào năm 2028.
Trong quá trình này, Indo-MIM đang đóng góp vào việc hình thành chuỗi cung ứng nội địa xung quanh hoạt động sản xuất của Apple. Tại một nhà máy gần Devanahalli, phía nam bang Karnataka, các kỹ sư của Indo-MIM thực hiện đúc phun kim loại cho hàng trăm công ty trên khắp thế giới. Công ty sản xuất các bộ phận cho máy bay, hàng xa xỉ, thiết bị y tế và nhiều sản phẩm khác.
Theo Krishna Chivukula, giám đốc điều hành Indo-MIM, lực lượng lao động đã biến Devanahalli thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà máy.
“Người dân ở đây rất đói. Họ đang tìm kiếm cơ hội”, ông nói.
Được biết Devanahalli, ngoại ô trung tâm công nghệ của Ấn Độ, là nơi đặt “Dự án Elephant” của Foxconn với diện tích tương đương 220 sân bóng đá. Cơ sở trị giá 2,5 tỷ USD này được thiết lập để trở thành nhà máy lớn thứ hai của Foxconn bên ngoài đại lục, trong tương lai sẽ tạo ra 40.000 việc làm.
“Dự án Elephant” là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Foxconn nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Đây là dự án lớn nhất trong vành đai khu nông nghiệp vốn nổi tiếng với bưởi, nho xanh. Giá bất động sản trong khu vực đã tăng 35% kể từ khi Foxconn ghé thăm, theo dữ liệu từ công ty tư vấn bất động sản Anarock.
“Sự gia nhập của Foxconn là rất lớn đối với Devanahalli — có thể nói là một thời điểm then chốt trong quá trình chuyển đổi của thành phố này”, Ashwanth Sajeevan, CEO của PropPulse.ai, một nền tảng tư vấn bất động sản Bengaluru, chia sẻ với Rest of World: “Giống như việc gieo mầm cho một thành phố mới tại Devanahalli chỉ sau một đêm vậy. Nó thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ và nhà cung cấp. Nói chung là tập trung sự chú ý vào khu vực này”.
Theo nhà môi giới bất động sản Ashish Jha, trước khi bùng nổ xây dựng, các nền tảng giao đồ ăn như Zomato không cung cấp dịch vụ tại Devanahalli vì đường sá hẹp và gồ ghề. Tuy nhiên hiện tại, nhân viên giao hàng của Zomato và Swiggy đã bắt đầu xuất hiện. Việc giao hàng của Amazon cũng diễn ra suôn sẻ khi công ty thương mại điện tử lớn này chuyển văn phòng tại Bengaluru đến Devanahalli.
Tuy nhiên, trong khi các giao dịch đất đai tiếp tục diễn ra trên khắp Devanahalli, nhiều nhà phát triển thừa nhận rằng các cuộc đàm phán với nông dân vẫn khá phức tạp. Năm ngoái, một số người còn tổ chức biểu tình, với lý do chưa nhận được khoản bồi thường thỏa đáng.
“Những lời hứa này không phải là mới. Đó là một câu chuyện cổ tích rất hay mà họ thường kể”, Ramesh Cheemachanahalli, một nông dân từ Devanahalli, nói với Rest of World. Cheemachanahalli cho biết chính phủ vẫn chưa trang bị cho nông dân và con cái họ nền giáo dục và các kỹ năng cần thiết cho công việc mà Foxconn tạo ra. Ngoài một số ít công việc như lao công hoặc gác cổng, hầu hết dân làng đều không có việc làm tại các nhà máy.
Bối cảnh toàn cầu cho thấy Apple và nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang thúc đẩy một cú dịch chuyển lớn ra khỏi Trung Quốc nhằm giảm rủi ro địa chính trị và tránh các mức thuế nhập cao. Apple lên kế hoạch đến cuối 2026 sẽ sản xuất toàn bộ 60 triệu chiếc iPhone bán tại Mỹ tại Ấn Độ — doanh số khổng lồ phản ánh chiến lược cực kỳ táo bạo.
Kết hợp lại, chiến lược chuyển sản xuất của Apple thông qua Foxconn tại Ấn Độ đánh dấu một thời kỳ mới trong làn sóng “Trung Quốc+1” — khi các tập đoàn không chỉ giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, mà còn chủ động tái định vị chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngành sản xuất iPhone chỉ là ví dụ nổi bật nhất, đi cùng với sự dịch chuyển của các ngành dược phẩm, ô tô điện, thiết bị y tế và linh kiện công nghệ cao.
Chính sách miễn phí vận chuyển đang trở thành "vũ khí" cạnh tranh không thể thiếu của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Freeship có đủ để giữ chân người tiêu dùng trong cuộc đua khốc liệt này?
Feliz Neo đang trở thành cơn sốt trên thị trường xe máy điện với thiết kế đẹp đến từng chi tiết, khả năng vận hành “cân” mọi địa hình cùng chính sách ưu đãi khủng từ hãng xe Việt.
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý khá rõ nét. Những mẫu xe từng một thời làm mưa làm gió, bán chạy như “tôm tươi”, nay lại nằm trong danh sách ế ẩm, doanh số lẹt đẹt chỉ vài chục chiếc mỗi tháng.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi tham gia cuộc thi toàn cầu “CoCreate Pitch” của ông lớn thương mại điện tử Alibaba.com sẽ có cơ hội giành giải thưởng trị giá 1 triệu USD.
Nhà mốt xa xỉ Prada đã thừa nhận nguồn gốc Ấn Độ cổ xưa của mẫu dép sandal mới sau khi màn ra mắt đôi dép hở ngón này đã gây nên làn sóng phẫn nộ từ giới nghệ nhân và chính trị gia Ấn Độ – cách xa sàn diễn thời trang tại Ý hàng ngàn cây số.
Chính sách miễn phí vận chuyển đang trở thành "vũ khí" cạnh tranh không thể thiếu của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Freeship có đủ để giữ chân người tiêu dùng trong cuộc đua khốc liệt này?
Feliz Neo đang trở thành cơn sốt trên thị trường xe máy điện với thiết kế đẹp đến từng chi tiết, khả năng vận hành “cân” mọi địa hình cùng chính sách ưu đãi khủng từ hãng xe Việt.
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý khá rõ nét. Những mẫu xe từng một thời làm mưa làm gió, bán chạy như “tôm tươi”, nay lại nằm trong danh sách ế ẩm, doanh số lẹt đẹt chỉ vài chục chiếc mỗi tháng.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi tham gia cuộc thi toàn cầu “CoCreate Pitch” của ông lớn thương mại điện tử Alibaba.com sẽ có cơ hội giành giải thưởng trị giá 1 triệu USD.
Nhà mốt xa xỉ Prada đã thừa nhận nguồn gốc Ấn Độ cổ xưa của mẫu dép sandal mới sau khi màn ra mắt đôi dép hở ngón này đã gây nên làn sóng phẫn nộ từ giới nghệ nhân và chính trị gia Ấn Độ – cách xa sàn diễn thời trang tại Ý hàng ngàn cây số.