Thứ sáu, 19/04/2024

Bình Dương cho phép “doanh nghiệp xanh” sản xuất lại

19/09/2021 7:00 PM (GMT+7)

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương muốn được trở lại sản xuất phải là “doanh nghiệp xanh”, đáp ứng được các tiêu chí như không còn ca nhiễm Covid-19, không còn bị phong tỏa và các F1 đã được cách ly.

Trong lộ trình khôi phục nền kinh tế trong trạng thái bình thường mới, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu Sở Công Thương phải rà soát lại các doanh nghiệp trên địa bàn đang thực hiện "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 địa điểm" và các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Các doanh nghiệp này nếu muốn tổ chức hoạt động sản xuất trở lại phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng phương án tổ chức sản xuất an toàn trong trạng thái bình thường mới.

Cụ thể, Sở Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất trở lại phải là "doanh nghiệp xanh" (không còn F0, không bị phong tỏa và các F1 đã được cách ly). Các doanh nghiệp phải tiến hành sàng lọc đảm đảm an toàn một cách triệt để, theo dõi, giám sát và tiến hành xét nghiệm đối với người lao động.

100% công nhân, lao động tham gia sản xuất phải có nơi cư trú thuộc "vùng xanh" trên bản đồ Covid-19 của tỉnh Bình Dương.

Bình Dương chỉ cho phép “doanh nghiệp xanh” được trở lại sản xuất, nhưng phải đảm bảo an toàn - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp ở Bình Dương muốn trở lại hoạt động sản xuất phải là "doanh nghiệp xanh", đảm bảo được các tiêu chí về an toàn trong sản xuất và phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Văn Dũng

Theo lộ trình, doanh nghiệp sẽ nâng công suất hoạt động dần dần theo các mức 30% - 50% - 70% và cao hơn. Việc nâng công suất và quy mô hoạt động phải tính toán trên cơ sở khoa học, đồng bộ và bền vững, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và diễn biến tình hình phòng, chống dịch bệnh của địa phương. 

Trong đó, ưu tiên việc trở lại làm việc trước hết cho người lao động sống ở  khu vực "vùng xanh" hoặc không bị phong tỏa, không bố trí công việc cho người có mức độ rủi ro nhiễm bệnh cao. Tổ chức thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế tại nhà máy, nơi làm việc, nơi ở. 

Tăng cường vai trò hoạt động hiệu quả và thực chất của Tổ an toàn Covid-19 tại doanh nghiệp. Tuyên truyền hiệu quả kiến thức về phòng ngừa dịch bệnh, tạo sự chủ động trong công tác phòng ngừa trong sản xuất, có tâm lý vững vàng trước mọi tình huống.

Bình Dương chỉ cho phép “doanh nghiệp xanh” được trở lại sản xuất, nhưng phải đảm bảo an toàn - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện 100% người lao động đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa Covid-19 và có nơi cư trú là "vùng xanh". Ảnh: Văn Dũng.

Doanh nghiệp sẽ tự xét nghiệm sàng lọc (hoặc thuê đơn vị dịch vụ) để kiểm soát đầu vào, bảo đảm 100% người lao động qua xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, được tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 1 sau 14 ngày hoặc đã tiêm 2 mũi. Trong quá trình sản xuất thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần (có thể thực hiện mẫu gộp hoặc mẫu đơn tùy thuộc kết quả xét nghiệm thực tế) cho những đối tượng nguy cơ cao, với mục tiêu là 20% tổng lao động, báo cáo kết quả xét nghiệm cho Sở Công thương, chính quyền địa phương.

Quá trình đi vào sản xuất, nếu phát hiện ca nhiễm Covid-19 mới, doanh nghiệp chỉ tạm ngừng hoạt động tại dây chuyền hoặc khu vực nơi có ca liên quan trực tiếp (nơi có F0, F1), không phải tạm dừng toàn bộ nhà máy.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải bố trí khu vực cách ly F0 tại nhà máy đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, có đội ngũ chăm sóc y tế, có tủ thuốc đảm bảo cơ số để phục vụ công tác điều trị ban đầu, khuyến khích các doanh nghiệp tự thực hiện cách ly, điều trị F0 nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Bình Dương chỉ cho phép “doanh nghiệp xanh” được trở lại sản xuất, nhưng phải đảm bảo an toàn - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Dương. Ảnh: Văn Dũng.

Thực hiện thí điểm việc sắp xếp lại nơi ở, nhà trọ của công nhân đang làm việc trong doanh nghiệp theo hướng toàn bộ công nhân trong một công ty sẽ được sắp xếp ở tập trung trong một hoặc một số khu nhà trọ xanh, để doanh nghiệp đủ điều kiện tổ chức sản xuất theo phương án "1 cung đường, 2 địa điểm". Tuân thủ quy định về giãn cách tại nơi cư trú.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đúng, đủ, chủ động trong việc tổ chức xét nghiệm, chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi đã xét nghiệm sàng lọc cho toàn bộ công nhân, người lao động và đáp ứng các điều kiện phải khử khuẩn toàn bộ khu vực nhà máy theo quy định. Đồng thời xét nghiệm hàng ngày đối với người tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa, thực phẩm, đơn vị cung cấp suất ăn...

Ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương cho biết, tháng 8/2021, hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh chậm lại và giảm so với tháng trước. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2021 giảm 10,9% so với tháng 7 và giảm 12,6% so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên, lũy kế 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2020. Do đó, nếu không nhanh chóng đưa sản xuất công nghiệp vào trạng thái bình thường mới, thì chỉ số sản xuất công nghiệp của Bình Dương sẽ giảm sâu hơn nữa.

Ban quản lý Khu công nghiệp Bình Dương cho biết, hiện có 386 doanh nghiệp mới đăng ký để trở lại hoạt động sản xuất với số lao động là 52.000 lao động.

Bên cạnh đó, qua xét nghiệm sàng lọc, kết quả tỷ lệ lây nhiễm trong công nhân lao động ở nhà máy rất thấp. Việc áp dụng phương án "3 xanh" (nhà máy, công nhân và nhà trọ xanh) bắt đầu được thực hiện có sự phối hợp, gắn kết và có hiệu quả. Đây là những tín hiệu khả quan để doanh nghiệp tái sản xuất và kinh tế phục hồi tại tỉnh Bình Dương.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phát huy thành công và hiệu ứng tích cực năm 2023, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tiếp tục triển khai chuỗi chương trình thực tế “Tham quan nhà máy – Gặt hái mùa vàng” năm 2024 dành cho bà con nông dân, các đại lý đồng hành.

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Mảng điện thoại, công nghệ đã bão hòa, đụng thêm kinh tế khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop đang chuyển hướng và dồn lực vào mảng chăm sóc sức khỏe. Tổng quy mô thị trường này được dự báo lên tới 21 tỷ USD.

Giá trứng gà đồng loạt giảm sâu, siêu thị nói đang bán bao rẻ

Giá trứng gà đồng loạt giảm sâu, siêu thị nói đang bán bao rẻ

Vài ngày gần đây, giá trứng gia cầm, nhất là trứng gà bán lẻ tại nhiều siêu thị giảm sâu. Ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị cho thấy hệ thống siêu thị nào cũng đồng loạt giảm giá mặt hàng thiết yếu này.

Bà Nguyễn Bạch Điệp: “Trộm vía” nhà thuốc đang tăng trưởng tốt

Bà Nguyễn Bạch Điệp: “Trộm vía” nhà thuốc đang tăng trưởng tốt

Chủ tịch FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp cho biết “trộm vía” mảng nhà thuốc vẫn đang tăng trưởng tốt trong bối cảnh ngành hàng công nghệ, ICT đang trong giai đoạn khó khăn.

Hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM đóng cửa giữa cơn sốt giá vàng

Hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM đóng cửa giữa cơn sốt giá vàng

Giữa cơn sốt giá vàng nhưng hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM bỗng nhiên cửa đóng then cài. Tình hình này diễn ra nhiều tại khu vực quận 5. Vì sao lại như vậy?

Giao dịch nhà đất tăng nhẹ trong quý I/2024

Giao dịch nhà đất tăng nhẹ trong quý I/2024

Các tháng đầu năm 2024, làn sóng phục hồi thị trường nhà đất đang lan rộng. Tỷ lệ hấp thụ trên nguồn cung sơ cấp đạt gần 31%, tương đương với khoảng 6.200 giao dịch, tăng 8% so với quý trước và gấp đôi cùng kỳ năm trước.