UBND TP.Đà Nẵng vừa trình lên HĐND cùng cấp để quyết nghị dự thảo nghị quyết quy định khu vực nội thành của thành phố, khu dân cư không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi; quy định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, nghị quyết này sẽ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể, Đà Nẵng sẽ quy định khu vực không được phép chăn nuôi gồm: Các phường thuộc các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và Liên Chiểu. Khu dân cư hiện hữu, khu dân cư mới và các khu dân cư đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết thuộc các xã: Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Ninh, Hòa Sơn, Hòa Liên trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Đối với vùng nuôi chim yến được quy định là vùng nằm ngoài khu vực không được phép chăn nuôi như trên. Nhà yến cách khu dân cư tối thiểu khoảng 300m.
Cùng với việc khoanh vùng khu vực cấm chăn nuôi, chính quyền Đà Nẵng sẽ có chính sách hỗ trợ người dân di dời gia súc đến địa điểm phù hợp hoặc ngừng hoạt động kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2024, bao gồm các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi chim yến.
Ngoài ra, chủ cơ sở, người lao động (trong độ tuổi lao động) làm việc trực tiếp tại các cơ sở chăn nuôi khi ngừng hoạt động chăn nuôi có nhu cầu đào tạo, chuyển đổi nghề được hưởng các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo quy định hiện hành của thành phố.
Hiện tại, tình trạng chăn nuôi gia súc thả rông đang là vấn đề nhức nhối ở một số địa bàn trên thành phố Đà Nẵng.
Đơn cử, hàng trăm hộ dân khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Quý – Đồng Nò (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn) và một phần khu đô thị Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) đang ngày đêm bị đàn bò lên đến hàng trăm con gây phiền hà nhiều năm qua.
Dù chính quyền quận, phường đã liên tục chấn chỉnh nhưng tình trạng này vẫn không được cải thiện. Người dân ở các khu đô thị liên tục phản ánh lên các cấp tình trạng bò tràn vào nhà phá hại cây xanh, phóng uế bừa bãi, đi lang thang gây mất an toàn giao thông.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.