Thứ bảy, 27/07/2024

2 tuyến phà từ Cần Giờ được đề xuất mở rộng, nâng công suất để phát triển kinh tế

04/04/2024 2:29 PM (GMT+7)

Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng những khó khăn về giao thông đã hạn chế khả năng phát triển kinh tế xã hội của huyện Cần Giờ.

Mới đây, Sở GTVT TP.HCM đã có báo cáo gửi UBND TP về đề án mở rộng, nâng cao công suất phà Cần Giờ - Vũng Tàu, phà Cần Giờ - Cần Giuộc.

Giao thông hạn chế sẽ kìm hãm Cần Giờ lên thành phố biển

Trong đề án này có đề cập về tình hình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ.

Theo đó mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng những khó khăn về giao thông đã hạn chế những khả năng phát triển kinh tế xã hội của huyện này.

Đặc biệt, trong năm 2021 do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh nên mức tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của huyện chỉ đạt 88% so với năm trước, bằng 77% kế hoạch (chỉ tiêu tăng trưởng 14%).

2 tuyến phà từ Cần Giờ được đề xuất mở rộng, nâng công suất để phát triển kinh tế - Ảnh 1.

Phà Cần Giờ - Vũng Tàu. Ảnh: Quốc Chánh

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 24% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch 17,2 – 22,2%. Thu ngân sách Nhà nước bằng 53,3% so với năm trước.

Theo Nghị quyết 12-NQ/TU về định hướng phát triển Cần Giờ đến năm 2030 xác định mục tiêu xây dựng và phát triển địa phương này trở thành thành phố biển mang đặc trưng của thành phố tăng trưởng xanh, thông minh, thân thiện với môi trường, trong đó du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao là mũi nhọn.

Cụ thể, đến năm 2030 tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021 – 2030 tăng 20,7%/năm. Đến năm 2030, tỷ trọng dịch vụ chiếm 74,7% tổng giá trị sản xuất, thu nhập bình quân đầu người đạt 182 triệu đồng/người/năm.

2 tuyến phà từ Cần Giờ được đề xuất mở rộng, nâng công suất để phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Phà Cần Giờ - Vũng Tàu được thiết kế hiện đại. Ảnh Quốc Chánh

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ giải pháp cụ thể bao gồm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Theo định hướng, phát triển du lịch sẽ trở thành kinh tế mũi nhọn, hình thành các loại hình dịch vụ, dịch vụ phụ trợ kinh tế biển.

Bên cạnh đó, việc triển khai các chương trình, các công trình trọng điểm kinh tế xã hội đã nâng cao một bước về chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác thế mạnh về thuỷ sản và dịch vụ du lịch sinh thái, góp phần thúc đẩy định hướng cho các ngành kinh tế khác của Cần Giờ phát triển.

Mở rộng, nâng công suất phà để phát triển kinh tế

Từ những vấn đề triển kinh tế xã hội của huyện Cần Giờ, Sở GTVT dự báo nhu cầu phát triển trong thời gian từ nay đến 2030, lượng hành khách, ô tô và xe máy qua phà Cần Giờ - Cần Giuộc và phà Cần Giờ - Vũng Tàu tăng từ 12% đến 15% mỗi năm.

Sở GTVT nhận định, với đà tăng trưởng này đến năm 2030, lượng hành khách, ô tô và xe máy qua 2 phà trên sẽ tăng gấp đôi.

Tuy nhiên, đối với tuyến phà Cần Giờ - Cần Giuộc, dự báo lưu lượng hành khách không tăng nhiều khi tuyến vận tải hành khách, hàng hóa từ Cần Giờ, TP.HCM đi thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang (phà Cần Giờ - Vàm Láng) đưa vào hoạt động.

Trước dự báo trên, Sở GTVT đề xuất phương án mở rộng, nâng cao công suất phà Cần Giờ - Vũng Tàu, phà Cần Giờ - Cần Giuộc.

2 tuyến phà từ Cần Giờ được đề xuất mở rộng, nâng công suất để phát triển kinh tế - Ảnh 3.

Khu vực bến phà Cần Giờ - Cần Giuộc. Ảnh: Phạm Duy

Theo đó, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, cả 2 phà hoạt động theo tần suất và số lượng phương tiện hiện có, không đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bến.

Trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, dự báo lượng hành khách, ô tô và xe máy qua 2 phà sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay, riêng đối với phà Cần Giờ - Cần Giuộc được dự báo không tăng nhiều sau khi tuyến phà Cần Giờ - Vàm Láng được đưa vào hoạt động.

Trước dự báo trên, Sở GTVT đề xuất phương án mở rộng, nâng cao công suất phà Cần Giờ - Vũng Tàu, phà Cần Giờ - Cần Giuộc.

Theo đó, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, cả 2 phà hoạt động theo tần suất và số lượng phương tiện hiện có, không đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bến.

Trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, dự báo lượng hành khách, ô tô và xe máy qua 2 phà sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay, riêng đối với phà Cần Giờ - Cần Giuộc được dự báo không tăng nhiều sau khi tuyến phà Cần Giờ - Vàm Láng được đưa vào hoạt động.

Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, Sở GTVT đề xuất thực hiện các giải pháp đối với phà Cần Giờ - Cần Giuộc, đề xuất tăng số lượng phà, tần suất khai thác (từ 1 giờ/1 chuyến như hiện nay lên 30 phút/1 chuyến).

2 tuyến phà từ Cần Giờ được đề xuất mở rộng, nâng công suất để phát triển kinh tế - Ảnh 5.

Bến phà Cần Giờ - Vũng Tàu hiện đang hoạt động 4 phương tiện. Ảnh: Quốc Chánh

Còn đối với phà Cần Giờ - Vũng Tàu, đề xuất tăng số lượng phà từ 4 phương tiện hiện nay lên 8 phương tiện, tăng tần suất khai thác (từ 1 giờ/1 chuyến hiện nay lên 30 phút/1 chuyến) để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân vào cuối tuần và ngày lễ.

Cả hai phà đều không cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bến, tuy nhiên sẽ tăng cường công tác nạo vét luồng vào bến để phương tiện khai thác ra vào bến thuận lợi.

Theo Sở GTVT, đối với giai đoạn sau năm 2030, tùy thuộc vào mức độ tăng trưởng lưu lượng hành khách, ô tô, xe máy sẽ tăng tần suất khai thác, số lượng phương tiện, nghiên cứu đầu tư nâng cấp mở rộng cầu bến để tiếp nhận cùng lúc 2 phương tiện (đối với phà Cần Giờ - Cần Giuộc), 3 phương tiện (đối với phà Cần Giờ - Vũng tàu) để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Hiện bến phà Cần Giờ - Cần Giuộc hoạt động khai thác 3 phương tiện phà, cự ly tuyến khoảng 1,8km, thời gian di chuyển 30 phút.

Phà Cần Giờ - Vũng Tàu hiện đang hoạt động 4 phương tiện, mỗi phà có khả năng chở từ 150 đến 200 hành khách, 100 xe máy, 15 xe ô tô/xe tải; cự ly tuyến khoảng 15km, mất 30 phút di chuyển.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chưa có thống kê thiệt hại trong vụ phá hoại đường sắt Pháp ngay trước khai mạc Olympics

Chưa có thống kê thiệt hại trong vụ phá hoại đường sắt Pháp ngay trước khai mạc Olympics

Vụ tấn công mạng lưới tàu cao tốc của Pháp chỉ vài giờ trước khi Olympics Paris 2024 khai mạc đã làm gián đoạn hệ thống đường sắt. Báo chí Pháp chưa thể có ngay ước tính bằng tiền về thiệt hại.

Toyota Việt Nam đóng góp hơn 117 triệu USD ngân sách nhà nước

Toyota Việt Nam đóng góp hơn 117 triệu USD ngân sách nhà nước

Toyota Việt Nam dẫn đầu thị trường xe du lịch trong 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận doanh số bán hàng tốt nhờ nỗ lực đẩy mạnh sản xuất và đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực

Nhà băng của chủ tịch 'cô đơn trên sofa' tăng lợi nhuận, lỗ nặng về chứng khoán

Nhà băng của chủ tịch 'cô đơn trên sofa' tăng lợi nhuận, lỗ nặng về chứng khoán

Mảng kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) bị lỗ hơn 41 tỷ đồng trong quý 2/2024, trái chiều với lợi nhuận của quý.

Bản đồ Apple Maps 'kèn cựa' với Google Maps

Bản đồ Apple Maps 'kèn cựa' với Google Maps

Google Maps sẽ không thể chiếm trọn lĩnh vực bản đồ trực tuyến toàn cầu nữa vì "táo khuyết" đã đưa dịch vụ bản đồ Apple Maps lên web.

Giá vàng thế giới tiếp đà lao dốc, vàng trong nước giảm nhẹ

Giá vàng thế giới tiếp đà lao dốc, vàng trong nước giảm nhẹ

Sáng nay (26/7), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì bán ra ở mức 79,5 triệu đồng, trong khi đó vàng nhẫn lại ghi nhận mức giảm nhẹ. Đáng chú ý, giá vàng thế giới tiếp tục giảm mạnh chênh lệch 32,64 USD/ounce so với hôm qua.

Vì sao Phó Tổng Giám đốc Techcombank bán bớt cổ phiếu?

Vì sao Phó Tổng Giám đốc Techcombank bán bớt cổ phiếu?

Do nhu cầu tài chính cá nhân, ông Phan Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã cổ phiếu: TCB) đã đăng ký bán 300.000 cổ phiếu TCB.