Chặt cây xanh để di dời hạ tầng ngầm
Mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) đã gửi thông báo đến Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng và nhiều địa phương, đơn vị liên quan về việc thực hiện di dời cây xanh thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Tham Lương (Metro số 2).
Theo kế hoạch, 453 cây xanh sẽ bị ảnh hưởng, trong số này có 404 cây sẽ bị chặt hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
MAUR lý giải: "Các nhà ga ngầm của tuyến Metro số 2 được thi công trong các khu dân cư đông đúc, có tiếp giáp với hạ tầng kỹ thuật ngầm và nổi, trong đó có hệ thống cây xanh. Do đó, phải đốn hạ nhiều cây xanh để di dời các hạ tầng kỹ thuật ngầm, nhằm tránh ảnh hưởng đến người dân".
Tuy nhiên thông tin trên lập tức gây xôn xao dư luận, bởi TP.HCM đang trong giai đoạn nắng nóng gay gắt, rất thiếu mảng xanh nhưng lại lên kế hoạch chặt hàng trăm cây xanh. Không ít người dân lo ngại nhiệt độ sẽ càng tăng nếu mảng xanh bị giảm dần trong thời gian tới.
"Mùa này nắng nóng gay gắt, cũng nhờ cây xanh này mà tôi đỡ mệt hơn. Ngồi dưới bóng mát cây xanh còn tốt hơn nhiều điều hòa máy lạnh. Nếu có chủ trương chặt cây xanh để làm Metro thì cơ quan chức năng cần đánh giá xem có trồng lại được không", người đàn ông bơm vá xe dưới gốc cây sắp bị chặt chia sẻ.
Không chỉ người dân mà các chuyên gia đô thị cũng đã có những góp ý, đánh giá về vấn đề chặt cây xanh để làm Metro số 2.
Giải pháp sau khi chặt cây xanh
Trao đổi với phóng viên, TS Võ Kim Cương - nguyên Phó KTS trưởng TP.HCM - cho rằng việc chặt cây xanh chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảnh quan đô thị, môi trường,... nhưng đây là việc buộc phải thực hiện, không có cách nào khác để xây dựng tuyến đường sắt đô thị Metro số 2.
Mặc dù vậy, ông Cương góp ý TP.HCM cần tìm cách bù đắp lại, có thể trồng lại những vị trí bị ảnh hưởng sau khi làm xong Metro số 2 hoặc tại khu vực lân cận. Bởi hiện nay cây xanh tại thành phố đang rất thiếu nên cần phải trồng lại sau khi chặt hạ.
"Khi làm công trình lớn, việc ảnh hưởng đến cây xanh là không thể tránh được. Vào thời điểm Metro số 2 hoàn thành cũng có thể sẽ tạo ra một cảnh quan khác đẹp hơn, tốt hơn. Vì vậy không nên e ngại ảnh hưởng về mặt cảnh quan đô thị.
Sự phát triển của đô thị giống như sự phát triển của con người vậy, cần phải lớn lên, thay đổi. Sự thay đổi đó có thể đẹp hơn hoặc xấu hơn nhưng vẫn phải thay đổi chứ không có cách nào khác", TS Võ Kim Cương nhìn nhận.
Theo ông Cương, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cần có những giải pháp để thay thế những cây xanh bị chặt. Ví dụ, có thể làm các dàn dây leo để tạo ra mảng xanh hoặc làm các công trình xanh, mở công viên cây xanh cục bộ trong khu vực có cây xanh bị chặt.
"Ở đây cực chẳng đã mới chặt bỏ cây xanh để làm công trình, nhưng phải có trách nhiệm phủ xanh trở lại. Nếu không thể phủ xanh tại đó thì phải tìm cách khác phủ xanh để thay thế tương xứng", TS Kim Cương nói và cho biết, việc phát triển đô thị ở nước ta mang tính tự phát kéo dài hàng chục năm nên việc cải tạo lại rất khó, cần quỹ đất lớn để trồng lại cây xanh nhưng hiện không còn và tốn rất nhiều chi phí.
Vì vậy việc vừa phát triển đường sắt đô thị, vừa đảm bảo cây xanh sẽ gặp khó khăn hơn trong hoàn cảnh hiện nay.
Chuyên gia này cũng cho rằng, cần nhìn nhận cây xanh mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe nên các cơ quan chức năng cần đánh giá lại về tác động des môi trường sau khi chặt số lượng lớn cây xanh.
"Tôi không ủng hộ, nếu chặt 400 cây phải trồng lại cấp đôi"
Trong khi đó, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị, nói với báo Thế giới Tiếp thị rằng lâu nay vấn đề chặt cây xanh để làm các công trình, trong đó có metro vẫn thường xảy ra.
"Hiện để làm tuyến Metro số 2 phải chặt hạ hơn 400 cây thì việc sau khi chặt, chủ đầu tư phải có kế hoạch trồng lại. Tức chặt chỗ này phải trồng lại chỗ khác, hai việc này phải đi kèm với nhau chứ không thể chỉ chặt mà không trồng lại", KTS Nam Sơn nói.
Ông cũng cho biết hiện nay cây xanh ở TP.HCM đang thiếu rất nhiều, chỉ 0,5m2/người, trong khi tiêu chí phải tăng gấp 20 lần (10m2/người).
Nếu xét đến yếu tố trên thì không thể chặt hơn 400 cây xanh đợt này. Tuy nhiên, việc xây dựng metro cũng là quan trọng nên nếu cần thiết phải chặt thì chấp nhận.
Ông cho rằng trong chương trình làm metro, TP.HCM đều phải có kế hoạch trồng lại một số lượng tương đương hoặc cao hơn. Kế hoạch này có thể đã nằm trong ngân sách của các dự án metro.
"Ở đây, nếu chúng ta lấy đi cây xanh thì phải trả lại cây xanh, để thành một quy trình. Nghĩa là chúng ta đang thiếu cây xanh thì phải giữ gìn cây xanh cũ và phải trồng thêm số lượng cây xanh mới. Vì vậy, cần phải dự trù ngân sách để trồng lại cây xanh với số lượng gấp đôi. Nếu chặt 400 cây thì phải trồng lại 800 cây. Vấn đề thuộc việc quản lý đô thị nên TP cần có phương án tốt nhất", KTS Ngô Viết Nam Sơn chia sẻ.
Cũng theo ông, xét tình hình thực tế, tuyến Metro số 2 qua đường Cách Mạng Tháng 8 không có quỹ đất nên chuyện chặt cây cần phải cân nhắc. Do vậy, thành phố phải có kế hoạch cụ thể, ngân sách và quỹ đất để trồng lại cây xanh sau khi chặt.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.