Từ tháng 10, nhiều quy định mới về tiền lương, chính sách bảo hiểm đối với công chức, viên chức, người lao động... sẽ có hiệu lực.
Người sử dụng lao động không còn được giảm mức đóng BHTN
Theo Nghị quyết 116/2021 của Chính phủ, người sử dụng lao động được hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) từ ngày 1-10-2021 đến 30-9-2022.
Cụ thể, người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN. Nhóm đối tượng được áp dụng là người sử dụng lao động đang tham gia BHTN trước 1-10-2021.
Tuy nhiên người sử dụng lao động được hỗ trợ mức giảm nêu trên không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Như vậy từ 1-10-2022, người sử dụng lao động sẽ không còn được giảm mức đóng BHTN. Khi đó, mức đóng BHTN sẽ quay về mức 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN.
Cách tính lương công chức ngành nông nghiệp
Thông tư 08/2022 quy định về mã số, tiêu chuẩn và xếp lương đối với ngạch công chức ngành NN&PTNT có hiệu lực từ ngày 6-10.
Theo đó, các ngạch công chức ngành NN&PTNT áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004. Cụ thể:
Xếp lương viên chức ngành thông tin và truyền thông
Từ ngày 10-10, Thông tư 13/2022 của Bộ TT&TT có hiệu lực thi hành và áp dụng cách xếp lương mới của viên chức BTV, PV, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.
Cụ thể, các chức danh nghề nghiệp viên chức BTV, PV, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành TT&TT được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004 như sau:
Việc xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức BTV, PV, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành TT&TT được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2007 của Bộ Nội vụ.
Ngoài ra, từ tháng 10 tới đây, nhiều quy định liên quan đến tiêu chuẩn trình độ, đào tạo bồi dưỡng viên chức các ngành đã không còn yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Đơn cử như Thông tư 07/2022 của Bộ NN&PTNT, Thông tư 13/2022 của Bộ TT&TT, Thông tư 07/2022 của Bộ Nội vụ.
Theo đó, công chức, viên chức chỉ cần có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp/đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp tùy theo yêu cầu của từng vị trí việc làm.
Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phù hợp với từng chuyên ngành.
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số… theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.