Thứ năm, 28/03/2024

Các làng nghề nhộn nhịp sản xuất sau Tết

27/01/2023 1:00 PM (GMT+7)

Với nhiều kỳ vọng về sung túc, đủ đầy nên ngay từ những ngày đầu năm mới, tại các làng nghề xứ Thanh đã nhộn nhịp tinh thần hăng say lao động sản xuất. Tiếng máy vang rền, tiếng cười hân hoan là cách mà những người làm nghề đón chào năm mới.

Đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, người dân làm nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) đã tạm gác lại những công việc còn dang dở. Sau những ngày vui Tết sum vầy, từ ngày 25-1 (tức ngày mồng 4 Tết Nguyên đán), nhiều hộ dân trong xã đã trở lại công việc thường nhật. 

Các làng nghề nhộn nhịp sản xuất đầu năm - Ảnh 1.

Người dân xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) hân hoan sản xuất đầu năm.

Khi mặt trời ló rạng, ánh nắng ấm áp, nhiều thế hệ trong gia đình bà Lê Thị Lộc, thôn Bình Tây đã cùng nhau làm việc. 2 cậu con trai nhiều năm xa quê, nay về ăn tết vẫn thành thục vót nan giúp ông bà. Những đứa cháu nội của bà Lộc theo bố mẹ về quê ăn tết liên tục hát nghêu ngao những câu được cho là “thần chú” của nghề “dùi to nứt cạp cong, dùi nhỏ nứt cạp rổ, rá, dùi vừa nứt cạp rổ gòng...”. Bà Lộc chia sẻ: “Với kinh nghiệm làm nghề gần 30 năm, gia đình tôi được nhiều doanh nghiệp, tiểu thương đặt các đơn hàng. Vì vậy, để bảo đảm giao sản phẩm đúng thời hạn, từ sáng mồng 4 tết, gia đình đã bắt đầu quay trở lại làm việc. Ngày đầu xuân mới được cùng các con, cháu làm việc trong không khí vui tươi, tôi mong muốn sẽ có một năm “vạn sự như ý””.

Với hơn 500 hộ, khoảng 1.200 lao động làm nghề mây, tre đan, ngày đầu năm mới, không khí sản xuất đã diễn ra sôi nổi trong mỗi ngôi nhà, mỗi ngõ, xóm trên địa bàn xã Hoằng Thịnh. Xen lẫn trong tiếng kin kít vót nan, tiếng sột soạt đan nan là niềm vui, tiếng cười, là những lời hướng dẫn, truyền nghề đầy tâm huyết của các ông, bà, bố, mẹ đối với con cháu. Người dân Hoằng Thịnh mong mỏi năm 2023, doanh thu từ nghề mây, tre đan của toàn xã sẽ vượt mức 70 tỷ đồng. Sản phẩm sẽ tiếp tục vươn xa đến trên thị trường thế giới và ngày càng khẳng định được thương hiệu.

Với nhiều gia đình xứ Thanh, trên mâm cỗ cúng ngày tết, ngoài bánh chưng còn có thêm bánh răng bừa. Bởi vậy mà người làm bánh răng bừa ở xã Xuân Lập (Thọ Xuân) gần như không có thời gian nghỉ tết. Bà Đỗ Thị Ngát - người sản xuất bánh chuyên nghiệp vừa ra lò mẻ bánh nóng hổi hơn 1.000 cái vào sáng mồng 4 tết. Trên nét mặt hân hoan, bà Ngát cho biết: Năm mới này, từ ngày mồng 2 tết, đã có tới 20 khách đặt hàng, với tổng hơn 1.000 bánh để mang đi làm quà biếu. Đây được xem là tín hiệu của sự may mắn, thuận lợi từ đầu năm mới nên các thành viên trong gia đình đều háo hức và muốn làm thật tốt để cả năm công việc được suôn sẻ. Để kịp có mẻ bánh ra lò vào sáng sớm, bà đã phải mang gạo đi vo kỹ, ngâm nước từ ngày trước đó. Sau khi ngâm nước từ 4 đến 5 tiếng, gạo được vớt ra để xay trong cối đá, tiếp đó là công đoạn ráo bột (tức cho nước bột xay vào xoong hoặc nồi đặt trên bếp lửa rồi dùng đũa bếp đánh đều tay cho đến khi bột đông đặc nhưng còn mềm dẻo. Tiếp đó là hàng chục công đoạn liên quan đến việc làm nhân, gói bánh rồi mang đi hấp. Bà Ngát chia sẻ thêm: Người làm bánh răng bừa quanh năm cứ như “con mọn”. Song, mỗi dịp tết đến, xuân về, cảm giác được làm bánh lại rất khác. Bên khay bột đã được ráo, các thành viên trong gia đình ngồi quây quần bên nhau, vừa gói bánh, vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện năm cũ, những ước vọng trong năm mới. Điều này gần như trở thành nét đặc trưng, truyền thống gắn với văn hóa của mỗi gia đình trong xã Xuân Lập những ngày đầu năm mới.

Không chỉ gia đình bà Ngát, ngay từ những ngày đầu năm Quý Mão 2023, hơn 200 hộ sản xuất, kinh doanh bánh lá răng bừa tại xã Xuân Lập đều kín đơn. Ông Đỗ Minh Sơn, Chủ tịch Hội Bánh lá răng bừa Xuân Lập, cho biết: Năm nay, lượng khách đến đất Lam Kinh du xuân, chiêm bái đông hơn các năm trước. Ngoài ra, người về quê ăn tết cũng đông hơn so với những năm trước có dịch Covid-19. Vì vậy, lượng tiêu thụ sản phẩm bánh lá răng bừa những ngày đầu năm cũng tăng so với năm trước. Từ ngày mồng 1 tết đến nay, bình quân mỗi hộ làm bánh tiêu thụ khoảng 500 đến 700 cái. Bởi thế, những ngày tết gần như bếp của các gia đình làm nghề đều đỏ lửa, báo hiệu cho một khởi đầu tốt đẹp trong năm mới.

Làng nghề mây, tre đan xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) hay làng nghề làm bánh lá Xuân Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) chỉ là 2 trong 118 làng nghề trên địa bàn tỉnh đang sôi nổi khí thế lao động trong những ngày đầu năm mới. Người dân ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh kỳ vọng, việc tích cực sản xuất ngay từ đầu năm sẽ góp phần phát triển kinh tế sung túc hơn, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho lao động địa phương.

Theo báo Thanh Hóa

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lo ngại gia cầm nhập lậu “gắn mác” Đồng Nai đưa đi tiêu thụ các nơi

Lo ngại gia cầm nhập lậu “gắn mác” Đồng Nai đưa đi tiêu thụ các nơi

Không phải là tỉnh biên giới nhưng lượng gia cầm nhập lậu về Đồng Nai không hề nhỏ, đe dọa an toàn dịch của vùng chăn nuôi lớn nhất nước. Bộ NNPTNT mới đây phải gởi công điện khẩn, yêu cầu địa phương này tăng cường hành động, ngăn chặn tình trạng này.

Công an sẽ vào cuộc vụ bán lẻ xăng dầu không có hóa đơn điện tử

Công an sẽ vào cuộc vụ bán lẻ xăng dầu không có hóa đơn điện tử

Thủ tướng vừa yêu cầu cơ quan công an vào cuộc, xử nghiêm đại lý bán lẻ xăng dầu không hoặc cố tình không lập hóa đơn điện tử mỗi lần bán hàng, kết nối với cơ quan thuế.

Người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử

Người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử

Các nhà bán lẻ điện thoại phải dè chừng khi người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử. Doanh thu iPhone 15 series bán ra trên mạng tăng vọt và cao gấp 5,3 lần so với dòng iPhone tiền nhiệm.

Giá xăng dầu hôm nay, 26/3: Tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay, 26/3: Tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 26/3 trên thế giới tiếp tục tăng mạnh ngày thứ 2 liên tiếp trong tuần. Điều này có thể tác động đến giá xăng trong nước sắp điều chỉnh.

Giá vàng vẫn trồi sụt quanh mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng vẫn trồi sụt quanh mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC liên tục "nhảy múa" quanh mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá vàng lại tăng lên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng lại tăng lên 80 triệu đồng/lượng

Sáng nay (24/3), giá vàng SJC lấy lại mốc 80 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn cũng đạt hơn 69 triệu đồng/lượng.