Các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn
Vũ Hà Dương
17/04/2025 3:40 PM (GMT+7)
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Trong
gói chính sách thuế công bố vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính
thức ký sắc lệnh xóa bỏ quy định de-minimis – vốn cho phép các gói hàng trị giá
dưới 800 USD nhập vào Mỹ miễn hoàn toàn thuế và chỉ kiểm tra ở mức tối thiểu.
Các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn. Ảnh The Guardian
Đây
từng là “cửa sau” để các thương hiệu thời trang giá rẻ như Shein và Temu tuồn
hàng loạt sản phẩm vào Mỹ với chi phí siêu thấp, nhờ tránh được thuế quan và
thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, với sắc lệnh mới, cánh cửa này đã chính thức khép
lại.
Theo
báo cáo của Quốc hội Mỹ, giá trị hàng hóa vào Mỹ theo quy định de-minimis đã
tăng gấp 12 lần chỉ sau 5 năm, từ 5,5 tỷ USD năm 2018 lên 66 tỷ USD năm 2023.
Trong đó, phần lớn đến từ Trung Quốc và Hồng Kông.
Không
ít doanh nghiệp nội địa Mỹ hoan nghênh động thái này. Ông Alon Rotem, Giám đốc
chiến lược của nền tảng bán đồ cũ ThredUp, cho rằng đây là bước đi hợp lý để
chấm dứt lợi thế cạnh tranh không công bằng của hàng nhập giá rẻ.
“Chúng
tôi không mong mọi thứ hoàn hảo, nhưng đây là tiến triển tích cực. Chính sách
công nên khuyến khích người tiêu dùng hướng tới mô hình tiêu dùng bền vững hơn,
như mua đồ đã qua sử dụng,” ông Rotem nói.
Trước
nguy cơ bị đánh thuế nặng, nhiều công ty đã kịp thời điều chỉnh: chuyển bớt sản
xuất khỏi Trung Quốc, dự trữ hàng trong kho nội địa, thậm chí xây dựng luôn dây
chuyền sản xuất tại Mỹ để tránh rủi ro.
Tuy
nhiên, giới chuyên gia vẫn chưa chắc người tiêu dùng Mỹ sẽ “quay lưng” với hàng
rẻ. “Tình yêu của người Mỹ với đồ giá rẻ vẫn chưa hết,” ông Jason Goldberg,
Giám đốc chiến lược thương mại tại Publicis Groupe, nhận định. “Ngay cả khi bị
đánh thuế, đồ của Shein hay Temu vẫn có thể rẻ hơn nhiều so với hàng trong
nước.”
Theo
kế hoạch ban đầu, từ ngày 2/5, các đơn hàng giá rẻ sẽ bị đánh thuế 30% hoặc 25
USD/món – tăng lên 50 USD vào ngày 1/6. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại.
Giữa
tuần, ông Trump bất ngờ tạm hoãn thuế trong 90 ngày, nhưng vẫn giữ mức thuế cố
định 10%. Sau đó, khi Trung Quốc đáp trả bằng loạt thuế mới, ông Trump lập tức
phản đòn mạnh tay, nâng mức thuế với hàng Trung Quốc lên 125%, áp dụng ngay lập
tức.
Không
chần chừ, phía Trung Quốc cũng đáp trả bằng thuế 125%, nhưng tuyên bố sẽ không
nâng thêm nữa.
“Chúng
tôi thực sự không biết quy định de-minimis này sẽ tồn tại bao lâu nữa,” ông
Jason Wong, phụ trách logistics của Temu tại Hồng Kông, chia sẻ. “Phản ứng của
người tiêu dùng có thể lại khiến chính phủ Mỹ điều chỉnh tiếp.”
Ông Wong cho biết Temu đã bắt đầu tìm
hướng đẩy mạnh thị trường tại châu Âu và Úc, nơi vẫn áp dụng mức miễn thuế khá
thoáng – dưới 1.000 AUD là không bị đánh thuế.
Còn
theo ông Goldberg, tình hình hiện nay có thể thay đổi bất kỳ lúc nào: “Hôm nay
thế này, nhưng mai đã khác. Mọi thứ vẫn đang chuyển động rất nhanh".
Với
mức giá đội lên 30–50%, thậm chí 125% nếu nhập từ Trung Quốc, “thời đại vàng”
của thời trang siêu rẻ có thể đang đi đến hồi kết, ít nhất là tại thị trường
Mỹ.
Và
trong lúc đó, những mô hình như bán lại quần áo cũ (resale) hay thời trang bền
vững bắt đầu có đất sống. Người tiêu dùng, một khi đã bị "đánh thuế vào
túi tiền", có thể sẽ cân nhắc nhiều hơn giữa rẻ và hợp lý.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.
Các hãng hàng không đang gấp rút tăng tải trên nhiều đường bay từ TP.HCM, Hà Nội đến nhiều địa phương để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp 30/4-1/5.
Còn 2 tuần nữa sẽ đến kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 - 1/5 và được dự báo là cao điểm du lịch nội địa. Trước nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, Bộ Xây dựng đã yêu cầu tăng chuyến, kiểm soát giá vé và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.
Tỷ phú Ray Dalio cho biết cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã đẩy nước Mỹ đến gần suy thoái — hoặc thậm chí là "điều gì đó tồi tệ hơn".
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.
Các hãng hàng không đang gấp rút tăng tải trên nhiều đường bay từ TP.HCM, Hà Nội đến nhiều địa phương để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp 30/4-1/5.
Còn 2 tuần nữa sẽ đến kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 - 1/5 và được dự báo là cao điểm du lịch nội địa. Trước nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, Bộ Xây dựng đã yêu cầu tăng chuyến, kiểm soát giá vé và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.
Tỷ phú Ray Dalio cho biết cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã đẩy nước Mỹ đến gần suy thoái — hoặc thậm chí là "điều gì đó tồi tệ hơn".