Sau đợt nghỉ giãn cách hơn hai tháng, ông Đinh Tuấn Lâm (Ba Đình, Hà Nội) bắt đầu tìm hiểu một số dự án chung cư ở Hà Nội để mua nhà cho con sắp kết hôn.
Với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng, ông dự định sẽ mua một căn hộ 2 phòng ngủ ở khu vực vùng ven Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi đi xem nhiều dự án, với số tiền này ông không có nhiều sự lựa chọn. Chỉ một số dự án ở ngoại thành đáp ứng với mức tài chính này, còn các dự án trung tâm giá thấp nhất cũng trên 40 triệu đồng/m2.
“Cứ nghĩ dịch bệnh, nhiều người gặp khó khăn về tài chính thì giá nhà giảm, nhưng thực tế giá nhà càng ngày càng tăng cao”, ông chia sẻ. Để mua được căn hộ mới ở khu vực gần trung tâm, ông Lâm buộc phải vay thêm ngân hàng một khoản nữa.
Theo ông Lâm, trên thị trường đang mở bán toàn các dự án cao cấp và trung cấp, phân khúc bình dân nhà thu nhập thấp không có nên những người có nguồn tài chính eo hẹp gặp khó khăn về nhà ở. Người mua khó tiếp cận được các loại hình căn hộ này.
Tương tự như ông Lâm, bà Nguyễn Thị Thanh (Hà Đông, Hà Nội) mới bán căn hộ đang ở được 2 tỷ đồng tại khu vực này để dịch chuyển vào trung tâm. Theo tính toán ban đầu, số tiền bán căn hộ đang ở cộng với khoản tiết kiệm của hai vợ chồng, bà sẽ mua căn hộ tầm 3 tỷ đồng. Sau khi đi khảo sát tại một số dự án, số tiền trên chỉ phù hợp cho các dự án chung cư đã được bàn giao một thời gian, người mua bán lại cắt lỗ.
“Tôi muốn mua chung cư mới để ở vì tâm lý muốn đổi nhà mới, tự tay làm thiết kế từ đầu, nhưng có rất ít dự án. Dự án vừa giá tiền lại ở xa trung tâm, trong khi đó dự án ở nội đô thì giá quá cao”, bà Thanh cho hay.
Sau khoảng thời gian đi tìm dự án không được, gia đình bà Thanh đang chấp nhận thuê nhà ở trung tâm một thời gian rồi tính toán sau.
Theo khảo sát của CBRE Việt Nam, nguồn cung căn hộ vẫn thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước dịch bệnh. Trong ba quý đầu năm thị trường Hà Nội ghi nhận 11.430 căn mở bán mới, tăng 7% theo năm; trong đó, quý 3/2021 ghi nhận 3.483 căn mở bán mới, giảm 1% theo năm. 93% các sản phẩm mở bán mới trong quý đến từ các khu đô thị lớn ở phía Đông và phía Tây Hà Nội.
Hoạt động mở bán chủ yếu diễn ra vào tháng 7/2021 và bắt đầu trở lại vào cuối tháng 9 sau khi Hà Nội kết thúc giãn cách xã hội. Các sản phẩm từ phân khúc cao cấp và trung cấp mở bán với số lượng sản phẩm cao cấp chiếm 65%.
Với việc hoạt động bán hàng bị gián đoạn từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 9, doanh số bán trong quý 3/2021 đạt gần 3.000 căn, giảm 33% theo năm. Số căn bán được trong chín tháng đầu năm 2021 đạt gần 11.000 căn, giảm nhẹ 1% theo năm. Trong khi đó, giá bán trên thị trường sơ cấp được ghi nhận trung bình trên 35 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì), tăng 16% theo năm.
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội phân tích, giá sơ cấp tại quận Từ Liêm đã tăng 10%/năm và ở quận Cầu Giấy tăng 17%/năm kể từ năm 2017. Sở dĩ có sự tăng trưởng về giá là do hạn chế nguồn cung, các dự án mới tung ra thị trường ít hơn, đặc biệt số các dự án có tính pháp lý tốt cũng giảm dần.
Lãnh đạo Hội môi giới BĐS cho biết, giá bất động sản không thay đổi so với quý trước. Nhưng lưu ý giá đất nền tại một số dự án tại Hà Nội vẫn ở ngưỡng cao thậm chí có hướng tăng so với Quý 2. Nguyên nhân chủ yếu là khan hiếm dòng sản phẩm này tại Hà Nội, trong khi nhu cầu lại rất mạnh.
Trong năm 2021, theo dự báo của CBRE Việt Nam, nguồn cung chào bán mới dự kiến dao động trong khoảng từ 17.000-18.000 căn, tương đương với ngưỡng mở bán của năm 2020 do tác động của dịch Covid-19. Doanh số bán hàng dự kiến sẽ hồi phục trong quý 4 khi các hoạt động bán hàng dần trở lại bình thường.
Trong năm 2022, nếu tiến độ tiêm vắc-xin diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi cũng như dần mở cửa lại biên giới, nguồn cung mở bán mới và doanh số bán dự kiến sẽ phục hồi về ngưỡng 25.000-27.000 căn. Mức giá sơ cấp được dự báo tăng khoảng 5-7%/năm trong vòng 3 năm tới, do sản phẩm của các khu đô thị tiếp tục nâng cấp định vị cũng như kì vọng các dự án cao cấp và hạng sang mở bán ở một số vị trí đắc địa, trung tâm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc