Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang trong giai đoạn chuẩn bị khởi công vào cuối năm nay. Dự án này được kỳ vọng tạo ra trục dọc “xương sống mới” kết nối nội vùng, liên vùng, đó là thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ đến Cà Mau, kết nối các đường cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu trong tương lai.
Tuyến giao thông huyết mạch phía Nam
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022, trong đó đoạn Cần Thơ đi Cà Mau gồm 2 dự án thành phần là Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau trải dài qua 5 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài hơn 109 km, tổng mức đầu tư khoảng 27.254 tỷ đồng (đoạn Cần Thơ - Hậu Giang 9.769 tỷ đồng và đoạn Hậu Giang - Cà Mau 17.485 tỷ đồng. Dự án có điểm đầu kết nối vào tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, vào vị trí cầu Cần Thơ 2, đi song song cùng tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ (theo quy hoạch) đến vị trí ga Cái Răng và giao với tuyến QL91 (tuyến Nam Sông Hậu). Sau đó, tuyến tiếp tục đi theo hướng Đông Nam, giao với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, sau đó đi thẳng song song về bên phải Quản Lộ - Phụng Hiệp (cách TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 10 km), tiếp tục đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu, kết thúc tại điểm giao với đường Vành đai 3, TP. Cà Mau. Theo ông Trần Văn Thi - Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận, ngay sau khi dự án được Quốc hội thông qua chủ trương, Ban QLDA Mỹ Thuận đã chủ động đăng ký làm việc với UBND các tỉnh/thành phố và các sở, ngành liên quan của địa phương để báo cáo thông tin về dự án và đề nghị triển khai một số công việc nhằm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ khởi công dự án trong tháng 11/2022. Đến nay, hầu hết các nội dung công việc đã thực hiện trong thời gian qua đều cơ bản đảm bảo được yêu cầu, tiến độ chung của dự án. Cụ thể, các tỉnh đều đã có chủ trương thành lập ban chỉ đạo và văn bản giao nhiệm vụ cho đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án (trong đó tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang và Cà Mau giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất của tỉnh thực hiện; TP. Cần Thơ giao cho quận Cái Răng và tỉnh Kiên Giang giao cho huyện Vĩnh Thuận thực hiện). Đây là cơ sở để các đơn vị phối hợp bàn giao - tiếp nhận hồ sơ và cọc mốc giải phóng mặt bằng (đợt 1 từ ngày 15/3/2022) và triển khai các công việc tiếp theo. Trừ Hậu Giang, các địa phương còn lại đều cơ bản thống nhất với hướng tuyến dự án đi qua. Tỉnh Hậu Giang đề nghị xem xét điều chỉnh hướng tuyến tránh Khu nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh do dự án đang được đầu tư, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng. Tỉnh Hậu Giang cũng đang triển khai hai dự án ĐT.926 và ĐT.925B kết nối với QL61 và các khu tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra, tỉnh cũng đang đầu tư tuyến liên vùng là ĐT.931, từ TP. Vị Thanh kết nối với tỉnh Bạc Liêu. Trên cơ sở đó, Hậu Giang đề nghị Bộ GTVT xem xét để các dự án nói trên của tỉnh được kết nối với tuyến cao tốc, bổ sung nút giao thông tại vị trí giao cắt với ĐT.931, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tạo điều kiện tối đa thực hiện dự án
Ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, việc đầu tư dự án này nhằm góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, bảo đảm ATGT, đồng thời kết nối các trung tâm kinh tế, khu đô thị mới của các địa phương, tạo động lực cho địa phương và toàn vùng phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng đó, UBND tỉnh đã giao Sở GTVT là đầu mối phối hợp với Ban QLDA Mỹ Thuận, đơn vị tư vấn tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, báo cáo UBND tỉnh để xem xét giải quyết trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, tỉnh chỉ đạo UBND các huyện có tuyến cao tốc đi qua phối hợp, tạo điều kiện tối đa để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, quản lý chặt khu vực đã được cắm mốc, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm. Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang kiến nghị Bộ GTVT bổ sung kinh phí bồi thường hỗ trợ tái định cư, sớm trình Thủ tướng phê duyệt khung chính sách làm cơ sở cho địa phương triển khai chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án, đồng thời xem xét cho ứng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Việc phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, các địa phương để thực hiện dự án là vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo tiến độ, chất lượng và sớm đưa dự án vào phục vụ người dân đang ngày đêm mong đợi.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...