Thứ năm, 28/11/2024

Chủ tịch HĐQT BAF khoe "heo ăn chay", đối đầu "heo ăn chuối" của bầu Đức

07/10/2022 6:00 PM (GMT+7)

Trong 1 bài phỏng vấn gần đây, ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty BAF tiết lộ về một công thức dinh dưỡng trong chăn nuôi độc quyền, chỉ sản xuất để cung cấp cho đàn heo nuôi nội bộ và không bán thương mại ra thị trường. Heo của BAF có thể gọi là heo ăn chay!



Chủ tịch HĐQT BAF khoe "heo ăn chay", đối đầu "heo ăn chuối" của bầu Đức - Ảnh 1.

Đều nuôi heo với công thức dinh dưỡng không sử dụng các thành phần có gốc đạm động vật, "heo ăn chay" và "heo ăn chuối" được khẳng định thịt sẽ thơm, mềm hơn, luộc lên nước trong, ít bọt.

Cụ thể, ông Bá cho biết: "Điểm đặc biệt trong công thức dinh dưỡng này là hoàn toàn không có chứa các thành phần có gốc đạm động vật, nghĩa là chỉ sử dụng các thành phần có gốc thực vật.”

Theo ông Bá, heo BaF có chất lượng thịt thơm, mềm, ngon, khi luộc lên sẽ thấy nước không nổi nhiều bọt, không đục vì hoàn toàn được nuôi từ nguồn thức ăn chứa 100% từ gốc thực vật.

Như vậy, trên thị trường thịt heo thương hiệu nói chung và trên sàn chứng khoán nói riêng, đang có 2 doanh nghiệp tuyên bố sở hữu công thức bí truyền trong chăn nuôi heo là BAF của ông Bá và CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức.

HAGL nổi tiếng năm nay với sản phẩm "heo ăn chuối", được khoe là sử dụng công thức độc quyền dùng chuối thải loại của trang trại chuối HAGL, sấy khô, nghiền thành bột trộn cùng thảo dược để làm thức ăn cho heo.

Chủ tịch của Tập đoàn HAGL cũng từng cam kết chất lượng heo ăn chuối của HAGL đảm bảo tiêu chí "3 không": Không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật.

Đồng thời, ông Đức cũng khẳng định đối với thịt heo ăn chuối “luộc thịt nước thơm, trong, không có bọt, thịt nạc nhiều, mỡ heo ít béo… có thể giúp cho cả gia đình thưởng thức ngon miệng, bổ dưỡng và an lành hơn.”

Cả “heo ăn chuối” và “heo ăn chay” đều được cho ra mắt trong năm nay. Mô hình của BAF và HAGL cũng tương đồng với nhau.

Cụ thể, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã chính thức ra mắt thương hiệu Bapi “Heo ăn chuối”, được bán tại cửa hàng BapiMart và BapiFood với sản phẩm chủ lực là thịt lợn mảnh cùng một số thực phẩm chế biến từ thịt: thịt nguội, chả lụa, xúc xích, ...

Còn sản phẩm thịt thương hiệu của BAF đã có mặt tại 50 cửa hàng Siba Food và 250 cửa hàng Meat Shop.

Cả HAGL và BAF đều đang cố gắng mở rộng quy mô nuôi heo trong năm nay. Về phía BAF, ngày 21/09, công ty đã “đồng loạt” khởi công xây dựng 4 cụm trang trại heo công nghệ cạo tại xã Suối Ngô, huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh, tiến gần hơn đến mục tiêu chiến lược là xây dựng mạng lưới khoảng 100 trang trại và đạt 200.000 nái vào năm 2030.

Cụ thể, dự án 03 cụm trang trại heo Hải Đăng được xây dựng với tổng diện tích hơn 66 ha, quy mô 5.000 heo nái và 60.000 heo thịt, khi đi vào vận hành sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 280.000 heo/năm, đóng góp khoảng 1.080 tỷ doanh thu/năm. Dự án trang trại heo Tân Châu được xây dựng với diện tích 12 ha, quy mô chăn nuôi 18.000 heo thịt, công suất đạt gần 45.000 con/năm, đóng góp doanh thu khoảng 260 tỷ đồng/năm. Theo kế hoạch, 4 dự án cụm trang trại này sẽ đi vào hoạt động vào quý IV/2023.

Kế hoạch năm 2023, BaF đặt kế hoạch xây dựng tổng sản lượng heo nái đạt 65.000 con, sản lượng heo thịt thương phẩm bán ra thông qua các kênh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt heo sạch – ngon của thị trường đạt khoảng 1.560.000 đầu heo/năm.

Còn HAGL hiện đã hoàn thiện 9 cụm chuồng trại để duy trì nuôi hơn 27.000 con heo nái sinh sản và 600.000 con heo thịt xuất chuồng mỗi năm. Mục tiêu đến năm 2023, HAGL cho ra 1 triệu con Heo Bapi, đồng thời phát triển mạnh thương hiệu Bapi Food - Heo ăn chuối với trên dưới 1.000 cửa hàng, bao gồm mô hình nhượng quyền.

Theo kế hoạch, 3-4 năm tới HAGL sẽ xây dựng nhà máy riêng, nhằm khép kín quy trình và kiểm soát chất lượng.

Bên cạnh heo ăn chuối, HAGL cho biết dự kiến năm 2023 sẽ ra mắt thêm sản phẩm gà ăn chuối. Ông Đoàn Nguyên Đức từng chia sẻ sản lượng cung ứng mục tiêu cho gà ăn chuối nói là 5 triệu nhưng thực tế của HAGL có thể lên đến 20 triệu con.

Trong một báo cáo gần đây, VNDirect đánh giá sự gia nhập của BAF và HAG được đánh giá là “phù hợp với thời đại” những bước dịch chuyển trong thói quen của người tiêu dùng từ mua thịt ở chợ, không rõ nguồn gốc sang những nơi có thương hiệu, có tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Theo Nhịp sống thị trường

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngủ dậy vàng mất 2,4 triệu đồng/lượng, người mua "ôm" vàng khóc ròng

Ngủ dậy vàng mất 2,4 triệu đồng/lượng, người mua "ôm" vàng khóc ròng

Chốt phiên giao dịch sáng 26/11, giá vàng nhẫn giảm "sốc" đến 2,4 triệu đồng/lượng chiều mua vào. Điều này khiến những người "ôm" vàng khóc ròng vì trót lỗ.

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.