Thứ bảy, 23/11/2024

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thần tốc triển khai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Q.H

02/01/2024 4:27 PM (GMT+7)

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Giao thông vận tải với vai trò là nhạc trưởng cần chỉ đạo, làm việc với các đơn vị khác và địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ dự án.

Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 đi qua địa bàn hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, có chiều dài 53,7km.

Dự án được chia thành 3 dự án thành phần, trong đó dự án thành phần 1 do tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản, dự án thành phần 2 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ quản và chủ quản dự án thành phần 3 là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thần tốc triển khai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu- Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khảo sát công trường thi công dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Báo Bà Rịa Vũng Tàu

Chi phí GPMB tại thời điểm hiện tại của dự án thành phần 3 tăng khoảng 990 tỷ đồng

Báo cáo với Đoàn công tác về tình hình, tiến độ đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ cho biết, dự án thành phần 3 gồm 1 gói thầu xây lắp, đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu trong tháng 6/2023. Nhà thầu thi công là Liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải - Công ty CP 479 Hòa Bình - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 703. Nhà thầu tư vấn giám sát là Liên danh Công ty CP Tư vấn Xây dựng Công trình Thăng Long và Công ty CP Tư vấn Giám sát Chất lượng Công trình Thăng Long.

Theo ông Nguyễn Văn Thọ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) từ tháng 10/2022. Tổng diện tích đất cần thu hồi để thực hiện dự án 137,52ha, gồm 1.210 hộ, tổ chức (trong đó, TP. Bà Rịa là 22,77ha, gồm 151 hộ, tổ chức; TX.Phú Mỹ là 114,75ha, gồm 1.059 hộ, tổ chức), phải thực hiện bố trí tái định cư cho 214 hộ.

Đến nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cơ bản hoàn thành công tác GPMB và bàn giao mặt bằng để thi công dự án.

Một nội dung quan trọng được Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ báo cáo với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đó là chi phí GPMB được tính toán tại thời điểm hiện tại của dự án thành phần 3 tăng khoảng 990 tỷ đồng so với chi phí GPMB tại tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Các dự án thành phần dự kiến tăng khoảng 3.674 tỷ đồng so với chi phí GPMB tại tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, dẫn đến tổng mức đầu tư dự án tăng khoảng 3.665 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 59/2022/QH15 ngày 16/6/2022.

Tại công trường đang thi công (đoạn trên địa bàn thị xã Phú Mỹ), Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là dự án giao thông trọng điểm quốc gia đến năm 2026 phải hoàn thành đưa vào sử dụng, nhằm mở ra tuyến giao thông kết nối các địa phương trong khu vực với hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, sân bay Long Thành giúp giảm tải và rút ngắn thời gian di chuyển trên tuyến Quốc lộ 51.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ, Nghị quyết số 59/2022/QH15 quyết định đầu tư dự án này hoàn toàn bằng đầu tư công, với tổng mức đầu tư trên 17 nghìn tỷ đồng thay vì đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trước đó.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thần tốc triển khai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu- Ảnh 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ báo cáo tiến độ thi công dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Báo Bà Rịa Vũng Tàu

Dự án thành phần 3 do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ quản với điểm đầu tại Km34+200, kết nối với điểm cuối Dự án thành phần 2 tại vị trí giáp ranh giữa địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai thuộc địa phận xã Phước Bình, huyện Long Thành. Điểm cuối tại Km53+700 giao với Quốc lộ 56 - tuyến tránh Bà Rịa thuộc địa phận thành phố Bà Rịa. Tổng chiều dài tuyến khoảng 19,5km.

Cao tốc đang dần thành hình hài

Sau khi nghe báo cáo, phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, phần thực địa dự án thành phần 3, Bà Riạ -Vũng Tàu đã làm rất tốt. Đến ngày 31/12/2023, tỉnh đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng, "cao tốc đang dần thành hình hài".

Chủ tịch Quốc hội biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của tỉnh dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải trong triển khai thực hiện dự án quan trọng quốc gia. Về bố trí, phân bổ vốn, trên cơ sở nhu cầu vốn của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội phân bổ bảo đảm "tăng tốc" để hoàn thành dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Trên bình diện tổng thể dự án, Quốc hội đã quan tâm giải quyết thông qua việc kịp thời bố trí vốn, đặc biệt là có rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai, trong đó có Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, với tốc độ này, dự án thành phần 3 sẽ hoàn thành và còn có khả năng vượt tiến độ.

"Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu rất quan trọng, mở ra đường lớn kết nối cảng Cái Mép Thị Vải, kết nối cao tốc, kết nối vùng… Vì vậy, phải thần tốc, đồng loạt ở cả 3 dự án thành phần vì một nơi làm xong, hai nơi còn lại chưa xong thì việc kết nối chưa hoàn thiện", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Nhấn mạnh mối liên quan chặt chẽ giữa 3 dự án thành phần, Chủ tịch Quốc hội cho rằng Bộ Giao thông Vận tải và tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục khâu nối, điều phối cùng triển khai, đảm bảo tiến độ yêu cầu theo mục tiêu của toàn bộ dự án theo Nghị quyết 59 của Quốc hội là cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2025, đầu năm 2026 được đưa vào khai thác sử dụng.

Bộ Giao thông Vận tải phát huy vai trò "nhạc trưởng", Bà Rịa -Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ với Đồng Nai để triển khai, nhất là giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư.

Hai địa phương cùng Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, đề xuất, nếu thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ sẽ quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay Quốc hội sẵn sàng giải quyết theo thẩm quyền, nhất là hiện nay khi quỹ đất bố trí cho tái định cư sân bay Long Thành vẫn còn dư.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao về thực hiện Nghị quyết số 43 và các dự án trọng điểm quốc gia… trên tinh thần trong quá trình triển khai dự án nếu có vướng mắc sẽ xử lý luôn; góp phần cùng Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các cơ quan liên quan kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo tiến độ yêu cầu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.

Dự án Aqua City được gỡ vướng pháp lý

Dự án Aqua City được gỡ vướng pháp lý

Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Vì sao TP.HCM "cắt" hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt?

Vì sao TP.HCM "cắt" hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt?

TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.