Thứ bảy, 20/04/2024

Cổ phiếu FLC nằm sàn được giải cứu, vốn hoá bốc hơi 2.790 tỷ đồng sau 2 ngày

30/03/2022 6:04 AM (GMT+7)

Thị trường giao dịch khởi sắc, nhiều nhóm ngành hồi phục mạnh mẽ sau phiên đầu tuần đồng loạt điều chỉnh, ảnh hưởng vì tin đồn liên quan ông Trịnh Văn Quyết. Cổ phiếu "họ" FLC bất ngờ xuất hiện lực cầu mua vào, "giải cứu" hàng chục triệu cổ phiếu nằm sàn.

Các bluechip VHM, FPT, VNM, BID, DIG, GAS, GVR tăng tốt, giúp củng cố đà tăng cho VN-Index. Ở nhóm VN30, 24 mã tăng áp đảo mã giảm. VN30 tăng hơn 16 điểm lên 1.500 điểm.

Sau phiên đầu tuần chao đảo vì tin đồn, hiệu ứng domino hôm nay đã chấm dứt ở nhóm bất động sản. Cổ phiếu nhóm này hồi phục mạnh mẽ, DIG, QCG tăng trần. BII, CRE, CII, LHG, SCR, SZC, NBB, LDG, DXG, VHM, KBC… chìm trong sắc xanh.

Các mã ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán cũng đồng loạt hồi phục. Trong đó, đáng chú ý STB, cổ phiếu từng bị cuốn vào đà bán tháo “họ” FLC hôm qua, nay đã lấy lại sắc xanh. Hôm qua, STB giảm sâu 5,3%, và đóng cửa phiên hôm nay tăng nhẹ hơn 1% lên 32.300 đồng/cổ phiếu.

Ngoài việc cấp tín dụng cho FLC, Sacombank còn tham gia hợp tác cùng nhiều dịch vụ khác trong hệ sinh thái của ông Trịnh Văn Quyết.

Năm 2021, nhà băng này và hãng hàng không Bamboo Airways cùng hệ sinh thái Bamboo Airways đã tiến hành ký kết hợp tác toàn diện.

Với nhóm FLC, lực cầu mạnh xuất hiện ở KLF, HAI, AMD, ART giải cứu lượng lớn cổ phiếu nằm sàn. Hàng chục triệu cổ phiếu nằm sàn đã khớp lệnh trong phiên hôm nay, đẩy thanh khoản KLF lên 28,5 triệu cổ phiếu, AMD 24,1 triệu cổ phiếu và HAI 22,7 triệu cổ phiếu.

ART, KLF thoát cảnh nằm sàn. ROS cũng trao tay hơn 8,2 triệu cổ phiếu trong phiên, tuy nhiên đến kết phiên vẫn dư bán giá sàn hơn 48 triệu cổ phiếu. Với FLC, lượng dư bán sàn lên tới 69,8 triệu cổ phiếu. AMD còn nằm sàn hơn 3,3 triệu cổ phiếu.

Vốn hoá của toàn bộ các cổ phiếu "họ" FLC bốc hơi hơn 2.790 tỷ đồng qua 2 ngày.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 14,58 điểm (0,98%) lên 1.497,76 điểm. HNX-Index tăng 6,35 điểm (1,4%) lên 461,24 điểm. UPCoM-Index tăng 1,36 điểm (1,17%) lên 117,37 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm khoảng 40%, xuống còn 21.695 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khoảng hơn 22 tỷ đồng trên HoSE, tập trung vào DGC, EIB. Ở chiều ngược lại, HPG, VIC, DGW là những mã bị bán ròng mạnh nhất

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

SSI ước doanh thu hợp nhất đạt 2.022 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 945 tỷ đồng, tương ứng tăng 36% và 53% so với quý I/2023.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (17/4): Nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (17/4): Nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục của thị trường nhưng vẫn cần thận trọng do rủi ro vẫn còn tiềm ẩn. Hiện tại, nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ, đồng thời tiếp tục cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Khả năng phiên giao dịch hôm nay (16/4) thị trường sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm, do đó, chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi trong các phiên giảm điểm mạnh, mà nên giữ tâm lý ổn định, chờ đợi những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục.

Xu hướng tăng ngắn hạn quay lại với VN-Index

Xu hướng tăng ngắn hạn quay lại với VN-Index

Thử thách về mặt tâm lý đã diễn ra khá mạnh trong tuần qua khi số liệu về lạm phát trong nền kinh tế Mỹ vượt kỳ vọng dẫn đến FED (ngân hàng trung ương Mỹ) có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất. Dù vậy, VN-Index đã tạm vượt qua chướng ngại vật và tăng 1,71% trong cả tuần.

Tâm lý bi quan trở lại với "ông lớn" VCB, VN-Index giảm nhẹ về 1.258,2 điểm

Tâm lý bi quan trở lại với "ông lớn" VCB, VN-Index giảm nhẹ về 1.258,2 điểm

Về cuối phiên, tâm lý bi quan quay trở lại đối với VCB (-0,53%) và TCB (-1,2%). Tuy nhiên, lực kéo mạnh từ BID ( 1,92%) đã giúp VN-Index không "rơi" quá sâu. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index chỉ giảm nhẹ 0,36 điểm (0,03%) về 1.258,2 điểm.