Vài năm trở lại đây, thương hiệu nón lá bàng rừng hay nón xương lá bàng trong suốt của ông Võ Ngọc Hùng (67 tuổi, trú phường Kim Long, TP Huế) đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người quan tâm. Từ những chiếc lá bàng rừng, qua đôi tay khéo léo cùng sự tỉ mỉ, tinh tế của mình, ông Hùng đã tạo nên các sản phẩm độc đáo, như: nón, quạt, túi xách, mũ, dù,... với nhiều chi tiết vẽ, hoa văn trang trí cực kỳ bắt mắt thu hút nhiều khách thập phương đến mua hàng.
Ông Võ Ngọc Hùng tâm sự, trước đây bản thân ông trải qua rất nhiều việc mưu sinh, như bán vé số, chạy xe ôm, thợ động, bốc gạch, thợ may... tổng cộng khoảng 28 nghề. “Tôi là một người thích tìm tòi, trải nghiệm. Có lần đi xem triển lãm sản phẩm nón được làm từ lá sen của họa sĩ Nguyễn Thanh Thảo tại Festival Huế, trong đầu tôi lóe lên ý nghĩ về một chiếc nón lá độc đáo với chất liệu khác, mang đậm dấu ấn truyền thống văn hóa Huế”.
Trở về nhà, ông Hùng bắt tay vào thử nghiệm làm nón với nhiều loại lá khác nhau, nhưng đều thất bại. Tình cờ, một ngày ông cùng người bạn đi lên rừng chơi thì bắt gặp lá bàng rừng, loại lá có kích thước to và dày. “Tôi nghẫm nghĩ lá này chắc dùng được, thế là hái mấy chục lá về thử làm nón lá trong suốt và từ đó tôi đã thành công”, ông Hùng nhớ lại.
Ông Hùng bảo, cũng nhờ trải qua nhiều ngành nghề để mưu sưu mà giúp ông có them tính kiên nhẫn, không nản lòng trước thất bại cũng như hiểu được sản phẩm mình làm ra phải như thế nào thì mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Một sản phẩm muốn đạt được sự tín nhiệm của khách hàng, qua đó có thể tiêu thụ mạnh thì phản bảo đảm yếu tố chất lượng, bắt mắt, có yếu tố độc đáo riêng.
Theo ông Hùng, để làm ra một chiếc nón lá bàng rừng trong suốt cần trải qua nhiều quy trình cực kỳ công phu và tỉ mỉ. Đầu tiên, ông lên rừng kiếm lá bang trong độ tháng 3, tháng 4 hàng năm và phải chọn lá to, không bị sâu, phát triển tốt. Sau đó ông đem về bỏ lá bàng vào trong nước baking soda (bột nở làm bánh mì), ngâm khoảng một tháng rưỡi đến hai tháng để làm phân hủy hoàn toàn màng diệp lục của lá cây. Sau quá trình ngâm như vậy, lá sẽ bã ra hết, rồi lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ từng chút một cách nhẹ nhàng để không láp rách phần xương lá. Sau khi công đoạn xử lý nguyên liệu hoàn thành, việc tiếp theo là xây nón trên các vành nón, rồi đem đến thợ chằm nón. Cuối cùng là khâu trang trí để làm sao chiếc nón trông thật bắt mắt, hấp dẫn hoặc theo ý đặt hàng của khách.
Ông Hùng cho biết thêm, tiêu chí một cái nón đạt chất lượng là nó không bị nhũng, không được thụng xuống. Mặt khác, theo thời gian, nón không đổi màu mà vẫn giữ nguyên như cũ, không bị biến dạng màu. Nón ngâm nước cả tuần không hư, không bay màu, không phai màu,...đội nón che mưa, che nắng được.
Hiện nay, một chiếc nón xương lá bàng rừng trong suốt, ông Hùng bán ra thị trường với giá khoảng 450.000 đồng/cái không trang trí; còn với sản phẩm trang trí đủ loại thì có mức giá từ 600.000 đồng đến gần 2.000.000 đồng/cái. Mức giá cả hợp lý tùy thuộc vào nhu cầu đáp ứng của khách hàng đặt mua.
Sau khi thành công, tìm được chỗ đứng trên thị trường cho sản phẩm nón lá bàng rừng, ông Hùng tiếp tục tìm tòi, sáng tạo để có thêm nhiều sản phẩm độc đáo từ loại lá cây này, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các sản phẩm như quạt, mũ, sách, dù,...cùng nón lá của ông Hùng nhận được đơn đặt hàng của khách hàng khắp cả nước, đặc biệt nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, thậm chí khách du lịch quốc tế cũng tìm đến mua. “Đơn đặt hàng liên tục, mỗi ngày có khi đến năm chục đơn hàng, mà tôi trung bình mỗi ngày chỉ làm ra 5 cái nón nên không kịp phục vụ khách hàng”, ông Hùng chia sẻ.
Với việc xây dựng được thương hiệu nón lá bàng rừng trong suốt và các sản phẩm khác, năm 2020, ông Võ Ngọc Hùng được Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng “ Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế”. Ông cũng đạt nhiều bằng khen về hoạt động sáng tạo nghề thủ công mỹ nghệ. Điều đặc biệt, sản phẩm nón lá bàng rừng trong suốt của ông Hùng còn góp phần phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường và mang đậm chất văn hóa Huế.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
Gừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
Sony đã hé lộ những thông tin đầu tiên về mẫu máy ảnh Sony Alpha 1 Mark II với khả năng chụp liên tục lên đến 30 khung hình/giây (fps), quay video 8K.
Samsung vừa ra mắt mẫu smartphone mới nhất thuộc dòng Galaxy A có tên gọi Galaxy A16, với nhiều trang bị nổi bật như chống nước, pin lớn, màn hình tần số quét cao,…
Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 có 638 sản phẩm OCOP từ 3-4 sao và 21 sản phẩm OCOP 5 sao đang được bày bán, đây là cơ hội để người dân TP.HCM có thể mua sắm.
Apple vừa chính thức trình làng iMac thế hệ mới, trong đó được nâng cấp sức mạnh với chip M4, mang đến hiệu năng vượt trội hơn.